Các thánh càng già th́ quả tim của họ càng tươi trẻ - ĐHY Nguyễn Văn Thuận

 
Trang chính Linh Đạo I-Nhă

 
 

 

Linh Đạo I-Nhă


Tinh Thần I-Nhă
Linh Thao
Mười Điều Tâm Niệm
Phút Hồi Tâm
Thánh I-Nhă
Thủ Bản Tự Thuật
 

 


NĂM CỘT TRỤ CỦA ĐỜI SỐNG THIÊNG LIÊNG
1



Julian Elizaldé, SJ

Cột trụ hai: Đời sống cầu nguyện 

Cầu nguyện là bước vào tâm t́nh của Thiên Chúa và mở ḷng để Thiên Chúa bước vào tâm t́nh của chúng ta. Trong cầu nguyện chúng ta để Thiên Chúa làm chủ con tim của chúng ta, và để Thần Khí cầu nguyện trong ḷng của chúng ta. Trong cuộc hành tŕnh này, đừng nghĩ rằng chúng ta lên đường để t́m Thiên Chúa, nhưng khiêm nhường ư thức rằng Thiên Chúa đă khởi hành đi t́m chúng ta và cả nhân loại ngay từ thủa tạo thiên lập địa (St 3,9) khi con người sa ngă. Hăy ư thức rằng cầu nguyện là lúc Thiên Chúa nhẹ nhàng tác động tâm hồn chúng ta. Và khi chúng ta “cầu nguyện” là khi chúng ta đáp lại ḷng mơ ước của Chúa để Thần Khí tác động, để hai tâm t́nh trở nên một.

Cầu nguyện là sự hiệp nhất và thông hiệp giữa Thiên Chúa và con người. Có thể nói khi chúng ta cầu nguyện chân thành là lúc chúng ta cử hành một bí tích.

Mỗi Kitô hữu đều có thể thân mật cầu nguyện với Thiên Chúa. Thánh I-nhă tin rằng mỗi người đều có thể cảm nhận và kết thân với Thiên Chúa. Theo Karl Rahner: sự đóng góp quan trong nhất của I-nhă cho Hội Thánh là ngài tin chắc rằng mỗi Kitô hữu có thể trực tiếp cảm nhận Thiên Chúa một cách thuần tuư; và Thiên Chúa để dành hồng ân này cho mỗi Kitô hữu. Nói một cách khác: Chúa muốn nói với tất cả chúng ta và mong chúng ta có thể hiểu Ngài.

• • •

Các H́nh Thức Cầu Nguyện Một Ḿnh 1

Có nhiều h́nh thức cầu nguyện một ḿnh. Mỗi h́nh thức thích hợp với một hạng người. Bằng cách thực tập nhiều lần các phương pháp khác nhau chúng ta trở nên giỏi dang khi sử dụng h́nh thức thích hợp cho đoạn Thánh Kinh và ḥa hợp với nhu cầu cá nhân và cá tính của chúng ta. Có các h́nh thức sau đây:

1. Suy Niệm

Khi suy niệm chúng ta đến với đoạn Thánh Kinh như với một lá thư t́nh; h́nh thức này rất hữu ích khi cầu nguyện với những đoạn thơ như Thánh Vịnh.

Phương Pháp

  • Đọc đoạn Thánh Kinh thật chậm, lớn tiếng hay th́ thầm, để cho các chữ bao trùm lên bạn, và nghiền ngẫm từng chữ.

  • Dừng lại ở những chữ đặc biệt làm bạn chú ư; hấp thụ chúng như người khát mong uống nước mưa trời.

  • Lập lại một chữ hay một câu nhiều lần, nhận thức những cảm giác đang được đánh thức dậy. Đọc, và đọc lại đoạn Thánh Kinh nhiều lần một cách tŕu mến, y như đọc một lá thư t́nh, hay như khi bạn hát nhẹ nhàng điệp khúc của một bài ca.

2. Chiêm Niệm

Khi chiêm niệm, chúng ta bước vào một biến cố hay một đoạn kể chuyện trong Thánh Kinh. Chúng ta bước vào đoạn này bằng sự tưởng tượng, và sử dụng tất cả các cảm quan của chúng ta.

Các nhà thần học dạy rằng qua chiêm niệm, chúng ta có thể "nhớ lại và hiện diện trong những mầu nhiệm của cuộc đời Chúa Kitô".

Thần Khí Chúa Giê-su hiện diện trong chúng ta qua phép rửa tội, dạy dỗ chúng ta y như Chúa Giê-su đă dạy dỗ các tông đồ. Thần Khí gợi lại và làm sống động các mầu nhiệm chúng ta bước vào qua việc cầu nguyện. Cũng như ở trong Thánh Thể, Chúa Giê-su lên trời đă làm hiện diện mầu nhiệm Phục Sinh, trong việc chiêm niệm, Thánh thần đem tới biến cố đặc biệt mà chúng ta chiêm niệm và Thánh thần mở tâm hồn chúng ta thấu hiểu mầu nhiệm ấy.

Phương Pháp

Trong khi chiêm niệm, chúng ta bước vào câu chuyện y như chính chúng ta có mặt ở đó:

Quan sát những ǵ xảy ra; lắng nghe những ǵ đă được nói. Trở nên một thành phần của mầu nhiệm; lănh vai tṛ cuả một nhân vật. Nh́n từng nhân vật; nhân vật đó đang có kinh nghiệm ǵ? Nhân vật đó đang nói với ai? Nếu tôi nghe được lời Chúa nói với tôi trong đoạn Thánh Kinh đó th́ có ảnh hưởng ǵ đến đời sống của tôi, gia đ́nh tôi, xă hội tôi?

Trong câu chuyện Thánh Kinh, chúng ta bước vào một cuộc đối thoại với Chúa Giê-su:

  • Nhập bối cảnh: có mặt ở đó với Chúa và v́ Chúa.

  • Nh́n, nghe, quan sát các nhân vật, nhất là Đức Giê-su, ước muốn Chúa, thèm khát Chúa.

  • Mở ḷng cho Chúa đang hiện diện trong ḷng tôi, bây giờ. Lắng nghe Chúa.

3. Cầu Nguyện Tập Trung

"Trong khi cầu nguyện tập trung, chúng ta vượt qua các ư tưởng và h́nh ảnh, vượt qua các cảm quan, và vượt qua trí óc lư luận tới trung tâm của tâm hồn chúng ta nơi Chúa đang làm những việc lạ lùng".

Cầu nguyện tập trung là một h́nh thức cầu nguyện rất giản dị, rất trong sáng, thường th́ không ra lời; đó là cách mở trái tim chúng ta cho Thánh Thần đến ngự trị trong chúng ta.

Trong cầu nguyện tập trung, chúng ta tuột dốc xoáy ốc để đi sâu xuống vào tận đáy tâm hồn chúng ta. Đó là điểm yên tĩnh trong ta nơi đa số chúng ta cảm nghiệm đă được cấu tạo bởi một Thiên Chúa thương yêu đă thổi hơi thở cho chúng ta được sống. Muốn bước vào sự cầu nguyện tập trung, chúng ta phải tuyên xưng sự phụ thuộc của chúng ta vào Chúa và đầu hàng trước tinh thần yêu thương của Ngài.

"... Thánh Thần cũng đến để giúp đỡ chúng ta những lúc yếu đuối. Thánh Thần tŕnh bày những lời cầu xin của chúng ta dưới những h́nh thức không thể diễn tả bằng lời..."(Rm 8:26)

Thánh thần của Chúa Giêsu kêu lớn trong chúng ta "Ab-ba, Lạy Cha" (Rm 8:15).

Phương Pháp

"Dừng lại một lát và nhận biết Ta là Thiên Chúa" (Tv 46:10).

  • Ngồi yên lặng, thoải mái và dễ chịu.

  • An nghỉ trong mong muốn và ao ước Chúa.

  • Di chuyển vào trung tâm sâu xa của bản thể chúng ta. Sự di chuyển này có thể dễ dàng nếu tưởng tượng như khi chúng ta đang tụt xuống trong một cầu thang máy, hay khi đang bước xuống một cầu thang dài, hay khi đang leo xuống một triền núi, hay lặn sâu xuống một hồ nước.

  • Trong sự yên tĩnh, cố nhận thức được sự hiện diện của Chúa; hấp thụ t́nh yêu Chúa một cách an b́nh.

4. Lời Nguyện Lặp Lại

Một h́nh thức cầu nguyện tập trung khác là sử dụng lời nguyện lặp lại. Lời nguyện lặp lại có thể là một chữ hay một câu. Có thể là một chữ trong đoạn Thánh Kinh, hay một chữ được xuất phát tự đáy tim chúng ta. Chữ hay câu này biểu tượng cho ta sự hiện hữu đầy đủ của Chúa.

Một h́nh thức thay đổi của lời nguyện lặp lại có thể bao gồm tên "Giêsu" hay h́nh thức đă được mệnh danh là "Kinh Giêsu", "Lạy Chúa Giêsu, Con của Chúa Trời hằng sống, xin đoái thương đến con, là kẻ có tội."

Phương Pháp

Chữ hay câu được lặp lại nhẹ nhàng, bên trong tâm hồn để cho ḥa hợp với hơi thở. Thí dụ, phân nửa đầu của Kinh Giêsu được đọc trong khi hít vào, và phân nửa sau được đọc khi thở ra.

5. Đọc Chiêm Niệm

"Tôi há miệng ra; Người ban cho tôi cuốn Thánh Thư để ăn và nói,‘hăy ăn đi và cảm thấy no đủ về cuốn Thánh Thư ta cho con'. Tôi đă ăn và Thánh Thư có vị ngọt như mật ong" (Ed 3:2-3).

Một cách cầu nguyện là chiêm niệm khi đọc một đoạn Thánh Kinh hay các bài văn viết về linh thao khác.

Đọc như vậy luôn luôn giúp cho đời sống cầu nguyện của chúng ta được phong phú hơn. Phương pháp được mô tả sau đây đặc biệt có ích khi chúng ta cảm thấy khô khan nguội lạnh.

Phương Pháp

Đọc một cách chậm răi, ngưng lại nhiều lần để cho các chữ các câu xâm nhập vào cơ thể chúng ta. Khi một tư tưởng vang động sâu xa, dừng lại ở đó, để cho ư nghĩa đầy đủ của chúng xâm nhập tâm hồn chúng ta. Tận hưởng những chữ đă cảm nhận được. Đáp trả một cách tự nhiên y như khi đối thoại.

6. Viết Nhật Kư

"Nếu các bạn đọc các ḍng chữ của tôi, các bạn sẽ có một khái niệm về chiều sâu tôi đă cảm nhận được trong mầu nhiệm của Chúa Kitô" (Ep 3:4).

Viết nhật kư là một h́nh thức viết trong chiêm niệm. Khi chúng ta đặt bút trên giấy, linh hồn và thân thể hỗ trở để giải tỏa bản thể thật sự của chúng ta.

Có sự khác biệt giữa h́nh thức cầu nguyện này với cách chúng ta viết nhật kư hàng ngày.

Cầu nguyện bằng nhật kư là cảm nhận trong ánh sáng mỗi khi các h́nh ảnh mới được phát xuất từ tiềm thức của chúng ta được ban cho những ư nghĩa mới. Cầu nguyện bằng nhật kư đ̣i hỏi phải bỏ sang một bên những thành kiến và những sự kiềm chế đă có sẵn.

Viết trong chiêm niệm giống như viết thư cho một người yêu. Các kỷ niệm được gợi lại, các niềm tin được làm cho sáng tỏ và t́nh cảm nổi giậy mănh liệt trong chúng ta. Trong khi viết xuống chúng ta có thể khám phá rằng các cảm xúc được tăng cường và kéo dài. V́ thế viết nhật kư có thể giúp cho chúng ta nhận định được các cảm xúc bị che dấu, bị đè nén, như tức giận, sợ hăi và thù hận.

Cuối cùng, cầu nguyện bằng nhật kư có thể giúp chúng ta tôn trọng hơn những chữ những câu đă được viết trong Thánh Kinh.

Phương Pháp

Có nhiều h́nh thức khác nhau khi cầu nguyện bằng nhật kư:

  • Viết một lá thư cho Chúa.

  • Viết một cuộc đối thoại giữa chúng ta và người khác; người khác có thể là Giêsu, hay một người nào quan trọng. Cuộc đối thoại có thể được ghép theo một biến cố, một kinh nghiệm hay một giá trị. Thí dụ, sự chết, sự chia ly, sự khôn ngoan, một tài năng; và được tưởng tượng ra y như đang nói chuyện với người ấy.

  • Viết câu trả lời cho một câu hỏi, chẳng hạn "Con muốn Ta làm ǵ cho con?" (Mc 10:51) hay "Tại sao con khóc?" (Ga 20:15).

  • Để cho Giêsu hay một nhân vật khác trong Thánh Kinh nói với chúng ta qua ng̣i bút của chúng ta.

7. Lặp Lại

"Tôi sẽ tiếp tục chiêm niệm về điểm trong đó tôi đă khám phá ra điều tôi mong ước, và không muốn đi xa thêm trước khi tôi hoàn toàn hài ḷng." - Thánh I-nhă.

Lặp lại là việc trở về một thời gian cầu nguyện trước đó với mục đích để cho những hoạt động của Chúa ăn sâu trong trái tim chúng ta.

Qua sự lặp lại, chúng ta tô điểm cho sự nhạy cảm của chúng ta đối với Chúa và đối với cách thức Chúa nói với chúng ta qua việc cầu nguyện và trong những hoàn cảnh của cuộc đời chúng ta. Cầu nguyện lặp lại giúp cho kinh nghiệm của sự tổng hợp điều chúng ta là ai với điều Chúa đang bày tỏ cho chúng ta biết Chúa là ai.

Lặp lại là một cách để tôn kính Lời Chúa nói với chúng ta trong các buổi cầu nguyện trước. Đó là nhớ lại và suy nghĩ về một cuộc đối thoại trước đây của chúng ta với một người chúng ta yêu mến. Cũng giống như khi chúng ta nói với Chúa, "Lạy Chúa xin hăy nói lại với con điều ấy; con đă nghe thấy Chúa nói ǵ với con?"

Trong cuộc đối thoại tiếp theo hay lặp lại này, chúng ta mở ḷng cho sự hiện diện chữa lành thông thường có mănh lực để biến cải những sự đau buồn và bối rối chúng ta đă cảm nhận được trong các buổi cầu nguyện trước đó.

Khi lặp lại, không những các sự an ủi (vui sướng, ấm áp, b́nh an) được mạnh mẽ hơn, mà các sự thất vọng (đau khổ, buồn bă, và bối rối) thường đưa tới một tŕnh độ mới để thấu hiểu và chấp nhận kế hoạch Chúa dành cho chúng ta.

Phương Pháp

Giai đoạn cầu nguyện chúng ta lựa chọn để lặp lại là buổi cầu nguyện trong đó chúng ta đă kinh nghiệm một xúc động đáng kể về vui mừng, buồn khổ hay bối rối. Cũng có thể là một giai đoạn trong đó không có ǵ xảy ra, có lẽ v́ chúng ta thiếu chuẩn bị.

  • Nhớ lại những cảm xúc của lần trước.

  • Sử dụng để làm một điểm khởi đầu, một khung cảnh, môt câu chữ, hay một cảm xúc đáng kể trong lần trước.

Để cho Thánh Thần hướng dẫn các động tác nội tâm của trái tim trong buổi cầu nguyện này.

• • •

Giản dị hóa đời sống cầu nguyện 2

Tuy nhiên, đôi khi chúng ta không cầu nguyện được với một đoạn Kinh Thánh hay sách thiêng liêng nào cả. Rất có thể rằng lúc đó chúng ta cần một lối cầu nguyện tự do, giản dị và nghiền ngẫm hơn. Nhận xét đầu tiên về đời sống cầu nguyện theo I-nhă là, nếu áp dụng đúng phương pháp, đời sống cầu nguyện sẽ ngày càng giản dị, có tính cách chiêm niệm và thinh lặng. C̣n nếu sau vài năm cầu nguyện theo một phương pháp nào đó, đời sống cầu nguyện chẳng có ǵ thay đổi, chúng ta cần xét lại lối cầu nguyện đó hoặc cách áp dụng phương pháp.

Muốn giản dị hoá đời sống cầu nguyện, điều quan trọng là biết t́m và hưởng những giây phút thinh lặng nghiền ngẫm, nhất là biết hiện diện trước mặt Thiên Chúa đang hiện diện trong ḷng chúng ta. Muốn kết hiệp với Chúa như vậy, chúng ta cần ư thức ḿnh đang sống như thế nào, sống cho ai, ḿnh mong muốn ǵ. Sống ư thức và thành thật với chính ḿnh là điều kiện cần thiết để hiện diện và kết hiệp với Chúa. (Phút Hồi Tâm có thể giúp chúng ta tiến lên trên đường này)

Khi cầu nguyện chúng ta nhắm mục đích ǵ? Nếu có sự biến đổi trong đời sống cầu nguyện, th́ cũng có sự biến đổi trong mục đích chúng ta mong ước đạt tới. Lúc đầu, khi chúng ta muốn t́m kiếm Thiên Chúa và tâm t́nh với Ngài, th́ có lẽ chúng ta chưa quen với tiếng nói của Ngài và chưa biết nhận ra những tác động trong tâm hồn ḿnh. Thánh Gioan Thánh Giá nói: Thiên Chúa nói với chúng ta qua tác động trong tâm hồn. Sau một thời gian, chúng ta không cầu nguyện để t́m kiếm Thiên Chúa: Ngài đă t́m ra chúng ta rồi! Chúng ta cầu nguyện để Thiên Chúa ngày càng hiện diện trong cuộc sống chúng ta và chính chúng ta lại hiện diện nơi Ngài trong suốt cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày. Từ từ chúng ta biết cầm ḷng cầm trí để nghiền ngẫm, có một tâm hồn tự do, trong suốt, biết tôn trọng nội tâm của mỗi người, không ép ai theo một phương pháp cầu nguyện quy tắc.

Tại sao thánh I-nhă cho rằng: trong một trăm người thường xuyên cầu nguyện, th́ có chín mươi người theo ảo tưởng?

 Dù đều đều và trung thành để dành thời giờ cầu nguyện, chưa chắc chúng ta đang kết hiệp với Chúa Hằng Sống. Chính sự trung thành với phương pháp lại có thể biến thành mục đích của cầu nguyện. Làm như vậy, chúng ta trung thành một cách cứng nhắc. Sở dĩ cứng nhắc có lẽ là v́ chúng ta chưa tin tưởng đủ là Thiên Chúa thương mến và ưa thích chúng ta.
Trung thành với Thần Khí. Đức Kitô trung thành và đều đều cầu nguyện v́ Ngài luôn mở ḷng cho Thần Khí và t́m những ǵ đẹp ḷng Chúa Cha. Cha muốn con làm ǵ? I-nhă cũng vậy: Spiritum ducentem sequebatur, non praeibat (I-nhă dơi theo sự hướng dẫn của Thần khí, chứ không đi trước). Chúng ta không nên đi trước Thần Khí. Ngài đóng vai tṛ chủ động khi chúng ta nên đồng h́nh đồng dạng với Đức Kitô. Sự đóng góp chính của chúng ta là mang mọi phạm vi của cuộc sống đặt dưới ảnh hưởng của Thần Khí.
Vai tṛ của Thần Khí là nối kết chúng ta với Chúa Cha, với Đức Kitô và với anh em trong t́nh yêu. Chính Thần Khí là t́nh yêu, và t́nh yêu biến đổi những ai được nối kết. Việc thánh hóa con người là những biến đổi mà Thần Khí t́nh yêu luôn luôn mang đến khi nối kết chúng ta với Thiên Chúa và anh em trong t́nh yêu. Thánh I-nhă có một sư phạm riêng để giúp con người mở ḷng cho Thần Khí. Đặc biệt trong Linh Thao ngài:

  • cung cấp một nguyên lư nền tảng và chỉ rơ giá trị của ḷng b́nh tâm,
  • dẫn đến ăn năn hối cải qua ḷng thướng xót của Chúa,
  • mời kết thân với Đức Kitô với t́nh bạn thân thiết,
  • chỉ dẫn cách chiêm niệm các mầu nhiệm cuộc sống Đức Kitô,
  • ư thức sự khác nhau giữa cạm bẫy của ma quỷ và chiến thuật của Đức Kitô (Hai cờ hiệu),
  • đo lường t́nh yêu qua các tŕnh độ khiêm nhường (Ba tŕnh độ Khiêm Nhường),
  • mời chúng ta đối diện v?i các đam mê c̣n đang ràng buộc trái tim ḿnh (Ba loại người) ...

Điều quan trọng là chúng ta hỏi: Chúa muốn con làm ǵ? và để Thần Khí mở mắt tâm hồn và thúc đẩy chúng ta đi từng bước một cách thoải mái, vui vẻ, tự do, thật thà và biết ơn Chúa. I-nhă chú trọng đặc biệt đến ḷng biết ơn. Ngài đă vượt qua ḷng tham vọng và các nết xấu khác, nhất là qua ḷng biết ơn.
Bằng chứng chắc chắn chúng ta cầu nguyện với Chúa Hằng Sống là chính đời sống thường ngày. Đức Kitô nói: Qua hoa trái chúng ta biết cây. Chúng ta muốn t́m kiếm và nhận ra Thiên Chúa ? khắp mọi nơi. Chúng ta thực sự đang kết thân với Chúa qua cách chúng ta tiếp xúc với anh em, làm trọn bổn phận và biết sử dụng thời gian ngày càng vui vẻ và tràn đầy t́nh yêu.


Như vậy chúng ta nên cầu nguyện bao lâu? Năm 1554, cha Nadal báo cáo cho I-nhă ư muốn của tỉnh Tây Ban Nha muốn tăng thêm thời gian cho các thầy cầu nguyện. Cha I-nhă tha thiết đáp lại một người thực sự đang từ bỏ ḿnh chỉ cần mười lăm phút để kết thân với Chúa trong cầu nguyện." 3  Mỗi người cần để dành nhiều thời giờ cầu nguyện hay ít tuỳ ḿnh và tuỳ hoàn cảnh đang sống. Đôi khi cần 30 phút, khi khác nhiều thời giờ hơn. Điều quan trọng là suốt ngày và đều đều chúng ta 'ngưng và lắng nghe Thần Khí'. Làm như vậy Ngài sẽ biến đổi tận đáy ḷng của ḿnh nên đồng h́nh đồng dạng với Đức Kitô, ngày càng đồng tâm nhất trí với Thánh Ư Chúa Cha.

• • •

Khó Khăn Trong Cầu Nguyện 4

Nếu các bạn trằn trọc không ngủ được, hoặc suy tư ngay trong giấc ngủ làm cách nào giúp các bạn ḿnh cầu nguyện, nghe Chúa, các bạn đang có cùng tâm t́nh với thánh I Nhă. Bắt đầu hứng khởi v́ đi gặp Chúa, nhưng rồi dần dần gặp trở ngại, khô khan th́ chán nản và bỏ cuộc

a) Một vài lư do:

- Quan niệm sai lầm

- CN là phải nói nhiều nói giỏi, có lời hay ư đẹp; vài ngày sau cạn ư bắt đầu chán, trong khi đó CN đơn giản là một mối liên hệ mật thiết với Chúa.
- Mong đợi được rút một ích lợi nào đó.
- Cách thức CN. Phải có khuôn mẫu để cầu nguyện. Phải làm như các vị tu kín.
- Không xứng đáng
- Thiếu chuẩn bị: Nơi chốn và thời gian, tâm t́nh [suốt ngày]
- Trong cầu nguyện: - Không biết phải làm ǵ - chưa hiểu sâu xa, - Chia trí

b) Những phương cách giúp

- Giải thích những hiểu lầm
- nguyên tắc đầu tiên: đến với Chúa một cách ngay thẳng, chân thật - do đó nhấn mạnh sự hiện diện trước mặt Chúa.
-  Có khi nào đến cầu nguyện làm đủ mọi thứ ... suy nghĩ 1 lúc một vài tư tưởng đẹp, ư hay rồi xong!
- Mong ích lợi, ơn muốn xin, chờ đợi
- Mỗi người có một cá tính riêng và gặp Chúa cách khác nhau. Hoa hồng, hoa cúc phản chiếu một cách khác nhau. Môi trường hoàn cảnh khác nhau: I nhă, Têrêsa Avila, Têrêsa Hài Đồng
:
   Abraham: lắng nghe, tự do trong ḷng và tin tưởng
   Môi sen: thích lên núi, rồi chiến đấu với ơn gọi và sứ vụ Chúa giao phó
   Giêrêmia: thẳng thắn với Chúa; nói lên nỗi bực dọc, kháng cự
   Judith: khuyên mọi người tin tưởng, phó thác
   Mẹ Maria: suy đi nghĩ lại
trong ḷng mọi biến cố
- Cảm tưởng không xứng đáng là người có h́nh ảnh sai về Thiên Chúa. Một Thiên Chúa khắt khe. [có người đến cầu nguyện, thử rồi thấy sợ, cho rằng ḿnh không đủ sức, không đạo đức đủ]

Thiếu chuẩn bị
- T́m Chúa trong mọi lúc; giữ một ḷng hướng về Chúa luôn trong ngày
- Nơi chốn và thời gian có thể làm trở ngại nếu có những điều dễ làm chia trí, lo ra
- Cần thu xếp để có một lối sống đều ḥa

Trong cầu nguyện
- Khi thấy khó cầu nguyện, không biết phải làm ǵ:
Cần giúp hiểu thêm về cầu nguyện là gặp gỡ
ơ, tiếp xúc với Chúa. Xưa kia khi chưa có KinhThánh các tổ phụ cầu nguyện thế nào? Họ gặp Chúa qua lịch sử và các biến cố của cuộc sống, qua thiên nhiên. Maria nhớ trong ḷng

Đó là những lúc dễ nghe tiếng Chúa - Chúa ở trong trái tim. In touch with the feelings - Mary reflects các biến cố xảy ra
.

- Chia trí, distractions:
Thomas Merton nói: "If you have never had any distraction, you don't know how to pray"
(Nếu chưa bao giờ có chia trí, anh không biết cầu nguyện)

Đầu óc chúng ta luôn luôn bị bao vây bởi những suy nghĩ lặt vặt suốt ngày. Không xua đuổi được, chỉ có thể làm giảm bớt. Điều nguy hại hơn là cảm thấy khó chịu, lo lắng, nản ḷng. Nên thử:

  • công nhận là đang chia trí, biết rằng đó là tự nhiên và không có ǵ nguy hiểm

  • dùng ‘mantra’, chú ư nghe hơi thở

  • đổi 1 chút trong cầu nguyện: đọc lạ bài KT, một vài kinh

  • nếu không có cách nào khác: nói với Chúa về sự lo ra

Thái độ:

  • Kiên nhẫn, sẵn sàng phí thời giờ, waste time

  • Trung thành, dù có kẹt vài ngày không bỏ dở chương tŕnh

Trong cơn sầu năo, sầu khổ thiêng liêng
Đối với 1 người đă có kinh nghiệm Linh Thao, Nguyên Tắc Phân Biệt Thần Loại giúp hiểu:

  • V́ chúng ta sống nguội lạnh nên khó cầu nguyện

  • Chúa cho phép những khó khăn để thử xem chúng ta qúy mến Ngài hay qúy điều ǵ Ngài ban. Xem chúng ta có trung thành với Ngài dù gặp gian nan

  • Chúng ta hiểu sự nghèo nàn và bất lực của ḿnh

Đối với người linh hướng: chính linh hướng cũng cần phải có một đời sống cầu nguyện

  • vai tṛ của LH: chúng ta chỉ là những người dọn đường cho Chúa

  • Kiên nhẫn - Nhiều khi ḿnh nóng ḷng muốn họ nhận ra Ơn Xin và ép buộc. Điều này có thể ḿnh làm cản trở với Chúa Thánh Thần, v́ có thể họ cần thời gian nhiều hơn.

  • Không cần học hỏi nhiều tài liệu Non Multa sed multum - . Cho ít nhưng giúp họ ư thức những ǵ xảy ra trong ḷng

  • khuyến khích nhưng không g̣ bó, giúp họ có lối cầu nguyện thích hợp

  • giúp họ có ước muốn

  • Để ư, lắng nghe nếu họ trong desolation th́ cần khuyến khích nâng đỡ an ủi

  • giúp họ hiểu nguyên tắc Phân biệt Thần Loại

  • Lắng nghe và để ư những lệch lạc họ có. Giúp họ ư thức v́ chính những lệch lạc có khi c̣n nguy hiểm hơn tội lỗi

Từ từ và theo những chuyển động trong cuộc sống:

- Lúc đầu cần nói nhiều, càng về sau càng cần ít lời khi người ta bắt đầu hiểu nhau rồi; điều này gọi là: di chuyển từ thái độ chủ động đến thái độ thụ động, đây là một biến đổi. Thánh Gioan Thánh Giá đề cập nhiều đến vấn đề này, khuyên bảo:

  • bớt chủ động, thêm thụ động lúc nguyện ngắm

  • thinh lặng hơn, biết nh́n nhau trong t́nh thương,

  • ḿnh cảm thấy hơi lo, lạc lơng, tự hỏi đang cầu nguyện ra sao ...

Lúc đầu chúng ta điều khiển, kế tiếp Thần Khí điều khiển chúng ta, ngày càng đào sâu con người nội tâm. Đây là lúc chúng ta b́nh tĩnh phó thác ... Đây là lúc chiêm ngẫm.

Tóm lại: LH là một dụng cụ của Chúa giúp anh em, hiện diện như một bí tích

• • •

Cầu Nguyện

Thầy Quân sj

Cách đây không lâu, tôi có gửi đến bạn một suy tư nho nhỏ về Tuổi Già và Sự Chết. Bài suy niệm đó, nếu tôi nhớ không lầm th́ được khởi đi từ ư tưởng của phúc âm Luca đoạn 2, câu 22 đến câu 28, diễn tả lại chuyện cụ già Simeon ca bài ca An B́nh Ra Đi. Hôm nay, xin phép bạn cho tôi dùng một đoạn phúc âm khác của Matthew nói về biến cố Chúa Giêsu biến h́nh để gửi đến bạn một suy tư quan trọng của mùa chay: Cầu Nguyện.

Hẳn các bạn cũng đồng ư với tôi ở một điểm: biến cố Chúa biến h́nh cho chúng ta một h́nh ảnh sinh động về Thiên Chúa. Có một cái ǵ đó liên hệ giữa Giêsu hôm qua và chúng ta hôm nay. Bạn và tôi, thật khó mà tưởng tượng nổi sự 'biến h́nh' của bản thân, nhưng một lẽ nào đó, chúng ta ước mơ nó xảy đến, phải không? Ta muốn nh́n, muốn cảm thấy và trở nên một con người khác hơn cái tôi của hiện hữu. Vô số những tín hiệu ta nhận được từ thế giới quanh ta đă như là nguồn thôi thúc sự đổi thay, sự biến dạng. Dáng vẻ bề ngoài, những ǵ ta có, và nhất là kẻ bàng quang nghĩ ǵ về ta, thấy ǵ nơi ta.

Nỗi ám ảnh về việc thiên hạ nh́n ta dưới nhăn quang nào đă thậm chí đưa chúng ta tới một lắng lo: h́nh dạng ta sẽ ra sao trước mặt Thiên Chúa. Đây thật là điều nực cười v́ ta cứ làm như thể Chúa chẳng thấu rơ ta là ai: trong lẫn ngoài. Có phải đó cũng chính là nguyên nhân làm ta không muốn cầu nguyện bởi v́ ta sợ rằng một khi ta tâm t́nh với Chúa, Ngài sẽ hiểu nết xấu của ta hơn; hoặc như là ta chưa ở trong sự tuyệt hảo cần thiết? Ta nghĩ là ta cần phải sẵn sàng khi Chúa đến. Điều này đúng thôi nhưng có đôi khi ta đi xa hơn đến độ tưởng rằng ta có thể tiên đoán ngày và giờ ấy. Và rất có thể ta cũng tưởng ḿnh sẵn sàng được theo kiểu của Phêrô, Giacôbê, Gioan hôm nay: "chúng con sẵn sàng, xin cho chúng con lập 3 lều . . ."

Tôi c̣n nhớ những câu chuyện của 30 ngày tĩnh tâm dài. Trong khi chiêm niệm, tôi luôn tưởng đời tôi cũng như một căn nhà ấm cúng. Tôi cứ mải miết dọn dẹp, lau rửa mỗi ngày. Cửa trước được trang hoàng kỹ lưỡng chờ Ngài đến. Mà thật, tôi chờ và khao khát Ngài. Thế nhưng h́nh bóng của Giêsu chưa bao giờ xuất hiện từ ngưỡng cửa đầy hoa và thảm đỏ. Ngài đă đến trong đời tôi mà không qua ngưỡng cửa ấy, bởi lúc th́ Ngài vào cửa sau, khi th́ chui qua ống khói, và thậm chí có lần Ngài trèo cửa sổ mà vào.

Trong lúc ta bận rộn tô vẽ cho đời ḿnh trông cho đẹp mắt, gọn ghẽ và tuyệt hảo trước Nhan Thánh, th́ lời nhắn gửi của Giêsu hôm nay lại là sự quan trọng của những biến đổi đích thực rất người. Biến đổi là công việc của Thiên Chúa, không phải là việc của ta. Thường lắm khi ta cứ bỏ lỡ một chi tiết quan trọng (như các Tông Đồ ngày xưa cũng phạm phải) là viễn tượng của sự đẹp đẽ, sự tuyệt hảo luôn được theo sau bằng những tiên đoán của Chúa Giêsu về chính những đau khổ và sự chết.

Vậy th́ làm sao chúng ta có thể thực thi những điều này? Tôi muốn đề nghị hôm nay về nhiệm vụ của ta trong sự 'biến h́nh' cho bản thân: mở ḷng ra cho quyền năng của Thiên Chúa được thực thi. Và theo kinh nghiệm truyền thống th́ c̣n ǵ có giá trị hơn khi ta để cho năng lực của Ngài tràn vào qua việc cầu nguyện? Bởi đó, tôi muốn chia sẻ với các bạn về đời cầu nguyện, về sự quan trọng trong cách nh́n Thiên Chúa của ta, về những lư do khiến ta bỏ lơ nguyện ngắm, những nguy cơ gặp phải khi cầu nguyện, về sự thực hành cầu nguyện trong đời sống và những hoa trái tiềm ẩn từ nó.
Trong quyển sách "Clinging", Emilie Griffin đă nói rằng cầu nguyện chẳng phải là những chi ta làm, mà là chính Chúa Kitô làm trong ta. Theo bà, cầu nguyện giúp ta 'cling' (bám chặt) vào Thiên Chúa, và giải phóng ta khỏi tư tưởng 'tự làm lấy', 'không lệ thuộc', những tư tưởng đẩy ta xa Ngài. Clinging không phải là những tư tưởng hay phương thức của cầu nguyện mà chỉ là những bước dọ dẫm, những kinh nghiệm của nó mà thôi. Bởi thế mà ngay cả Thiên Chúa khi muốn phá tan khỏi ta những bức tường ngăn cách, th́ Ngài cũng đi rất từ tốn, nhẹ nhàng mà chẳng làm ta sợ hăi hay thậm chí đe dọa sự tự do của ta.

Karl Rahner đă viết: "Chẳng phải con vồ lấy Cha, nhưng chính Cha chộp lấy con". Mà Thiên Chúa này là ai mà lại chộp lấy ta trong cầu nguyện? Ta nh́n Chúa dưới nhăn quang nào?

Ta đă cầu nguyện với một Thiên Chúa, Đấng chỉ dùng quyền năng để cho đi hay giữ lại những điều tốt, để cân đo đong đếm sự thưởng phạt, hay để gửi đến ta bao khó khăn, đau khổ hầu thử thách ta, xem ta có xứng đáng vào hưởng cuộc sống thần thánh mai hậu? Hay ta cầu nguyện với một Thiên Chúa, Đấng dắt ta ra khỏi những khó khăn do chính ta và anh em tạo nên?

Chúng ta cần xét lại về cách nh́n Thiên Chúa thật cẩn thận để xem xem nó có thực sự giống với Thiên Chúa của Tạo Thành, của xuất hành, của Giêsu cứu đời, của Thánh Thần trong ngày Hiện Xuống, của sự huyền nhiệm, của các tiên tri những kẻ rao giảng công b́nh qua các thời đại - một Thiên Chúa luôn yêu thương. Nói theo kiểu Griffin: "Chúng ta được Ngài yêu chẳng phải v́ ta đạo đức mà v́ qua t́nh yêu ấy, Ngài sẽ làm ta nên đạo đức hơn".

Những lư do khiến ta ngại cầu nguyện. Khi tôi cầu nguyện, tôi chẳng có cảm giác ǵ hết. Sự vô cảm này lắm khi lại do chính sự thờ ơ, tự thu ḿnh trong hệ thống pḥng thủ tiềm ẩn trong ḷng tôi - những thứ bảo vệ tôi khỏi cái mà tôi sợ nhất: sự chối từ. Hơn nữa, nếu tôi cầu nguyện mà không có cảm giác ǵ hết th́ điều này đă nói ǵ cho tôi hay về cảm giác của Thiên Chúa lúc đó đối với tôi?

Lư do khác: khi tôi cầu nguyện, tôi không tập trung vào cái mà Thiên Chúa ban cho nhưng mà vào thứ mà Ngài c̣n cất dấu cứ như thể Ngài là Thiên Chúa kiểu ông già Noel, mang trong ḿnh một danh sách dài và xét năm lần bẩy lượt xem ta làm tốt hay xấu.

Lư do thứ ba: cầu nguyện là một việc quá hiển nhiên, t́m một lối về, một ngă rẽ khi tôi chạm trán với tham vọng của đời thường. Griffin đă gọi "cầu nguyện là một manh mối c̣n ẩn nấp trong đồng cỏ bao la". Hay nói khác đi, cầu hoài mà chả được. Sự nhận xét này thường khởi phát từ những con người chả bao giờ cầu nguyện hoặc từ kẻ muốn biết, muốn t́m một khởi phát cho những lối thoát. Điều cần nhớ là Thiên Chúa biết cách đáp trả lời cầu của ta hơn ta tưởng, ta suy.

Đă từ lâu, tôi bỏ đi việc cầu nguyện cho người khác một cách chi tiết mà thay vào đó là xin Chúa ban cho họ những chi mà họ thực sự cần. Dĩ nhiên, khi họ gặp hoạn nạn, khổ đau về tinh thần, vật chất hay tâm lư, tôi đă xin Ngài an ủi, thêm sức và ban cho họ cảm nhận về sự hiện hữu của Ngài trong những đau khổ ấy.

Lư do chót: ta cầu nguyện mà ḷng thấy khô khan vô tả. Tôi đề nghị một cách nh́n khác hơn cho cảm giác khô khan và trống rỗng của ta khi cầu nguyện. Đó là thay v́ nh́n thấy sự trống rỗng, ta nhận ra cái mênh mang của ḷng ta đang khao khát chờ Ngài đong đầy và dằn lắc. Há chẳng phải khi đói và lúc khát th́ thức ăn và nước uống trở nên ngon hơn sao? Đây cũng chính là một trong những lư do của chay tịnh hầu giúp ta gọt dũa cho sắc khao khát được có Ngài.

Thông thường tim ta cũng giống như đầu, tay và bao tử cứ đầy ắp những thứ đẩu đâu làm ta chẳng c̣n chỗ chứa. Qua cầu nguyện, ta có cơ hội trỗng rỗng đủ để Ngài thực sự được chào đón. Có lẽ ngáng trở lớn nhất khi cầu nguyện là sự sợ phải im lặng. Thứ im lặng mà qua nó, ta cảm thấy cái ham muốn gần gũi, nhưng đồng thời cũng là những dằn vặt của tiến hay lui, khao khát hay chối từ. Nói một cách khác đi, cầu nguyện là nguy cơ. Mà nó là nguy cơ thật bạn ạ. Nguy cơ rằng Thiên Chúa sẽ biến đổi ta, thay cách nh́n của ta, sự hiểu biết của ta, giá trị, ưu tiên ... và tệ hơn nữa biến ta thành một kẻ mà ta chẳng thể chấp nhận. Chúng ta có thể sẽ bắt đầu quan tâm đến giá trị khác hay anh em đồng loại theo cách làm ta không mấy thoải mái; hoặc ta ngừng quan tâm đến một số giá trị ưu tiên của riêng ḿnh.

Hồi c̣n trong tập viện, một lần ngồi nói chuyện với Cha Giám Tập Pat Lee, Cha đă hỏi tôi: "Phải chăng con sợ Chúa biến đổi ḿnh v́ rất có thể Ngài sẽ đưa con đến một mẫu người mà con không chấp nhận?" Có lẽ Cha nói đúng. Mặt khác, qua cầu nguyện, ta có cơ may cảnh giác với những ấn tượng sai, những mặt nạ của đời ta và thậm chí ta có thể quên đi mà dâng hiến cái ưu tư, sợ hăi và phiền muộn của ta cho Ngài.

Như Griffin nói: "Đồng bạc duy nhất mà ta có thể dâng là chính con người của ta." Và nếu như ta keo kiệt ở điểm này th́ ta chỉ cách ly ḿnh ra khỏi cái tôi thật của ta mà thôi. Thậm chí nếu ta miễn cưỡng với Thiên Chúa th́ như một bài thơ nào đă viết: "Nếu bạn chẳng thành tâm khi cầu nguyện mà chỉ dâng những tâm tư khô cạn, kiêu căng, hồ nghi cho Chúa, th́ trong t́nh yêu bao la của Ngài, bạn nhận được đồng bạc xấu xí làm phần thưởng đă là may lắm thay."

Các bạn mến, khi chúng ta dâng Ngài thời giờ quư báu, tất cả những kiểu cách, kế hoạch, phương thức được quét sạch đi và có lẽ lần đầu tiên trong đời, ta sẽ nghe Ngài nói với ta trong chỗ lặng lẽ nhất của trái tim. Và điều Chúa nói là tên gọi của chính ta. Chỉ trong tiếng gọi và lắng nghe ấy, ta biết rằng ta thuộc về Người. Nh́n một người bạn, ta có thể nói người đó có đời sống cầu nguyện sâu sắc. Bởi họ sống rất nhân hậu, vị tha, khiêm tốn, nhẫn nại, cởi mở, b́nh tĩnh trước khó khăn. V́ khi cầu nguyện, đời sống nội tâm đă phủ lấp cái ngoại h́nh ồn ào đáng ghét.

Thế nên bạn ơi, khi cầu nguyện, đừng lo lắng cho việc nên đứng hay ngồi, quỳ hay nằm. Đừng ưu tư về việc nên đọc kinh Lạy Cha cách chậm răi, hay đọc một đoạn Phúc Âm, cầu nguyện với nét nhạc, với Thánh Tích hay dùng Kinh Mân Côi. Phương thức luôn thay đổi mà đề tài thường dễ thương thuyết. Cầu nguyện thực sự là im lặng trước Thánh Nhan và thả hồn trong t́nh yêu của Thượng Đế.

Cầu nguyện tự nó không phải là thành công hay thất bại mà là đưa cái tôi của ta vào ḷng Ngài, v́ Thiên Chúa luôn luôn yêu ta, nhất là lúc ta trở về từ những vấp ngă. "Con muốn ở nơi những bước chân Ngài đi, bởi trước khi bước đi, Ngài đă nh́n xuống ḷng đất, và qua đó Ngài thấy con mà chúc lành cho". Vâng, hăy cầu nguyện luôn v́ Thiên Chúa muốn chúc lành và biến đổi con người yếu đuối của ta.

• • •

Cách thức cầu nguyện một ḿnh 5

CÔNG THỨC 4 P + 1R CHO GIỜ CẦU NGUYỆN RIÊNG

 P1: Presence of God: Cảm nhận sự hiện diện của Chúa

  • T́m địa điểm yên tĩnh và tư thế thoải mái.

  • Để cho tâm hồn và thể xác hoà nhịp với nhau.

  • Đặt ḿnh trước sự hiện diện của Chúa.

  • Làm một cử chỉ tỏ ḷng tôn kính Chúa.

P2: Petition for Grace: Xin ơn cho giờ cầu nguyện

  • Trong mỗi bài thao luyện có một Ơn Xin được tŕnh bày ngay trong đoạn đầu tiên dưới tiêu đề “Tôi muốn ǵ.”
  •  Suốt tuần dù khi cầu nguyện với những đoạn Kinh Thánh khác nhau, chúng ta vẫn nguyện xin cùng một Ơn Xin này.

 P3: Passage of Scripture: Cầu nguyện với Kinh Thánh 

 Phương pháp tổng quát:

  • Trong giờ cầu nguyện này, người thao luyện mấp máy môi đọc thầm đoạn Kinh Thánh ḿnh cần cầu nguyện;
  • Dừng lại ở những chữ hay câu văn làm ḿnh phải suy nghĩ, thắc mắc v́ khó hiểu, hay v́ thấy tâm đắc;
  • Trao đổi với Chúa và lắng nghe Ngài giảng giải, mời gọi.
  • Thử hỏi xem Chúa muốn nói ǵ với ḿnh qua đoạn Kinh Thánh này?
  • Tôi sẽ áp dụng thế nào những ǵ Chúa muốn nói với tôi trong giờ cầu nguyện này?

Phương pháp chuyên biệt:

  • TLV có thể cầu nguyện theo một trong ba cách: Suy niệm (meditation), chiêm niệm (contemplation) và cầu nguyện bằng xem và xét ư nghĩa của đoạn Kinh Thánh (prayer of consideration).

P4: Prayer: Tṛ chuyện, tâm sự với Chúa

  • Bằng những lời chúc tụng Chúa.
  • Hoặc bằng nài xin Chúa Ơn Xin của bài cầu nguyện này.
  • Hoặc bằng xin ơn để đáp trả lại mời gọi của Chúa trong giờ cầu nguyện này
  • Hoặc bằng phó thác tương lai cho Chúa.
  • Rồi kết thúc giờ cầu nguyện bằng Kinh Lạy Cha.

1 R: Review: Kiểm Điểm Giờ Cầu Nguyện

            Nh́n lại giờ cầu nguyện vừa qua với các câu hỏi sau:

  • Cách ḿnh vừa cầu nguyện [thời giờ, nơi chốn, phương pháp] có giúp ích không?
  • Ḿnh đă nhận được ơn ǵ?
  • Cảm nghiệm của ḿnh như thế nào? Vui hay buồn? Được an ủi hay sầu khổ? v.v…
  • Ghi chép những điều ḿnh kiểm điểm trên vào nhật kư cầu nguyện.

• • •

Lectio Divina 6

Là một phương pháp cầu nguyện bắt nguồn từ các đan viện xưa, hiện tại Lectio Divina được phổ biến trong các cộng đoàn tín hữu. Trên nguyên tắc, th́ trong phương pháp cầu nguyện này chúng ta diễn tiến theo ba bước, nhưng trong thực tế, khó mà phân biệt ba giai đoạn. Song, phân chia như thế giúp ích hơn cho người muốn làm quen với phương pháp đọc Kinh Thánh này:

1.- Đọc bản văn (Lectio). Trước tiên tôi hỏi: 'Bản văn này nói ǵ? Tôi chú ư đọc từng chủ từ và động từ để t́m hiểu một bản văn được viết dưới tác động của Chúa Thánh Thần. Tuy đôi khi đoạn Kinh Thánh quá quen thuộc, tôi đọc đi đọc lại để đi sâu vào ư nghĩa thật của nó. Tôi đọc bản văn với một thái độ tích cực chú ư, như khi đến gần một th?ng cảnh, lúc ban đầu xem ra là một thung lũng san bằng, nhưng nơi đó từ từ xuất hiện đồi núi, suối nước, chỗ đầy ánh sáng, chỗ nằm trong bóng râm. Tôi nguyện xin Thần Khí mở mắt cho tôi thấy được ư nghĩa sâu xa của bản văn.
Bước đầu 'đọc' (lectio) mở đường cho bước sắp tới 'suy niệm' (meditatio), chứ chưa phải là mục tiêu cuối cùng. Bước đầu tiên này được kéo dài nhiều hay ít tuỳ nhu cầu: ngắn quá th́ suy niệm sẽ chẳng có kết quả, lâu quá th́ không c̣n th́ giờ suy và chiêm niệm.

2.- Suy niệm (Meditatio) về những giá trị được bản văn nêu lên. Đây là cách mới nghiền ngẫm bản văn là t́m ư nghĩa của nó cho cuộc sống cá nhân và cộng đoàn. 'Bản văn mang đến những giá trị nào về cách suy nghĩ và hành động của người kitô hữu?': 'Bản văn này nói với tôi điều ǵ?' Tôi suy niệm không chỉ với đầu óc mà c̣n bằng trái tim, bởi v́ những giá trị đó có thể đánh động ḷng tôi. Ư nghĩa sâu xa của những lời này là ǵ? Qua bản văn này, Đức Giê-su mời tôi sống như thế nào? Lời Chúa biến thành một cách sống.


Tuy nhiên, tôi không nên kéo dài phần suy niệm nhiều, kẻo tôi cảm thấy măn nguyện v́ đă hiểu ư nghĩa sâu và rộng của bản văn cùng liên hệ nó với cuộc sống. Thấu hiểu chưa chắc là áp dụng cho cuộc sống. Khi cầu nguyện, Chúa mở mắt và soi sáng tôi, nhưng Ngài muốn dẫn tôi xa hơn, là 'thực thi công b́nh, quư yêu nhân nghĩa và khiêm nhường bước đi với Thiên Chúa' (Mk 6,8).

3.- Chiêm niệm (contemplatio) dẫn tôi đến cách cầu nguyện là thờ phượng Chúa trong 'thần khí và sự thật' (Ga 4,24). Tôi nghiền ngẫm Đức Giê-su đă thực hiện các giá trị trong cách đối xử với Chúa Cha và với tha nhân. Tôi không chỉ trao đổi ư kiến với Chúa. Tôi thờ phượng và mến yêu Đức Giê-su, dấn thân theo, hối hận xin lỗi, ngợi khen ḷng nhân từ Chúa, khẩn cầu cho chính ḿnh, cho nhân loại, cho Hội Thánh. Căn cứ vào bản văn này tôi đang cảm thấy ǵ: một sức lôi cuốn dịu dàng, niềm thích thú đối với một lối sống như vậy, một năng lực nội tâm và niềm hy vọng, một nỗi sợ hăi, kháng cự, muốn trốn tránh chăng? Tôi đang t́m thánh nhan Chúa và tin mừng của Ngài. Tâm hồn tôi đang kết hiệp với Thần khí Chúa. Tôi đang gặp gỡ, nói chuyện và tâm t́nh với chính Chúa đang kêu mời tôi. Đây chính là tâm điểm cầu nguyện.


Đây là cuộc gặp gỡ giữa Đấng Tạo Hoá và thụ tạo, giữa hai Cha con, giữa hai anh em, giữa ḷng tự do của Chúa và ḷng tự do của tôi. Đối tượng của chiêm niệm luôn luôn là Đức Giê-su, là Ngôi Lời Chúa Cha. Đây là lúc thuận tiện để tôi hiệp nhất với Thần Khí Chúa và mở ḷng lănh nhận đức bác ái Ngài ban cho.


Khi chiêm niệm, tôi 'tích cực' thờ phượng và mở ḷng mến yêu, nhưng đây cũng là lúc tôi 'thụ động' nhận lănh, để nhờ Thần Khí, tôi thờ phượng, ngợi khen và làm vinh hiển Chúa Cha. Đây là lúc tôi nhường chỗ trong trái tim tôi cho Thần Khí. Đây là một cuộc 'ăn năn trở về' tận gốc, bởi v́ Chính Thần Khí soi sáng, tác động và yêu mến Cha trong chúng ta.

• • •

Cầu Nguyện Tự Phát 7

Lời nguyện tự phát là những phương cách ngắn gọn, hữu hiệu và dễ nhớ để mở ḷng cho những hồng ân cần thiết trong cuộc sống, nhất là lúc gặp gian khổ, bị cám dỗ, cần được tha thứ hoặc phải tha thứ cho người khác. Chúng ta đề nghị bốn kiểu lời nguyện dành bốn hoàn cảnh thường xảy ra trong cuộc sống:

I.- Lúc chúng ta gặp thử thách, bệnh tật hoặc vấn đề làm cho ḿnh lo âu. Lúc đó lời bộc phát tự nhiên là: Lạy Chúa, xin cứu giúp con!. Khi chúng ta chạy đến Chúa như vậy và khiêm nhường nguyện xin ơn trên, Ngài ban sức lực chịu đựng, b́nh an nội tâm làm cho chúng ta có thể chịu đựng một biến cố nguy hiểm, một thất bại cay đắng hay một đêm dài trên giường bệnh viện.

Có người không cầu xin v́ tưởng lầm ḿnh phải 'ráng chịu' một ḿnh, hay là Thiên Chúa không lưu ư đến những biến cố nhỏ bé như vậy. Thực sự, Thiên Chúa thương yêu con người vô điều kiện, không chỉ nghe lời khẩn cầu mà c̣n muốn nâng đỡ, ủi an và đồng hành với ta lúc gian truân. Có nhiều cách khẩn cầu:

* Lần chuỗi. Kinh Kính Mừng mang những đặc tính của một bài giảng hoàn hảo và ngắn gọn. 'Kính mừng Maria, Thiên Chúa ở cùng bà,'Con ḷng Bà có phúc', Bà được Thiên Chúa chúc phúc. 'Bây giờ' là thời điểm của phút hiện tại trong cuộc hành tŕnh tại thế. Hiện tại là thời gian trong đó chúng ta phải sống c̣n, mà hoàn toàn không biết phải chờ Nước Chúa cho đến bao giờ. 'Trong giờ lâm tử, thời điểm cuối cùng của đời sống thể xác là cái chết. 'Cầu cho chúng con khi này và trong giờ lâm tử'.

Chuỗi mân côi rất phong phú về Thần Học. Tuy nhiên, khi lần chuỗi ít khi chúng ta nghĩ tới bản chất Thần học đó. Chúng ta tạo ra một sự thinh lặng trong tâm trí mà l?p đi l?p lại cũng chừng ấy từ ngữ. Một b́nh an, một sự sung sướng tuôn tràn làm ta thốt lên những từ được l?p lại. Khi lần chuỗi, chúng ta nếm nhắp những lời Thiên Thần ngỏ với mỗi người chúng ta: Thiên Chúa ở cùng người mà ban cho ta thêm sức và óc sáng suốt trong giây phút đó. Khi lần chuỗi chúng ta nhắc đến t́nh yêu của Đức Mẹ cảm thương và khẩn cầu cho các con đang lâm nguy, xin Thiên Chúa t́m cách, như trong tiệc cưới Cana, khi hai tân lang nghèo muốn chia sẻ niềm hân hoan với mọi người nhưng không c̣n rượu.

* Lạy Chúa, xin Chúa rút ích lợi nào đó từ nỗi đau khổ này! Cách đây mười lăm năm, ông Brendan là trưởng nhóm CLC, bị bệnh lạ lùng làm cho ông hoàn toàn tê liệt. Trong cơn bệnh, rất nhiều người viết thư chia buồn và hứa lời nguyện. Chỉ có cộng đoàn Đài Loan viết thư yêu cầu ông cầu nguyện và dâng hiến nỗi đau khổ cho những vấn đề và nhu cầu cộng đoàn đang có. Theo ông thuật lại, lá thư 'yêu cầu' này an ủi ông hơn tất cả các lá thư 'thông cảm' kia v́ đă mang một ư nghĩa cho t́nh trạng bế tắc của ḿnh .

Thực sự, những cơn đau khổ có thể làm cho chúng ta nản ḷng và chán nản, nếu không thấy một ư nghĩa, một mục đích cho ai. C̣n nếu những đau khổ của ḿnh có một ư nghĩa, mang ích lợi cho ai, cho nhiệm thể Đức Kitô, chúng ta được nâng đỡ rất nhiều. Lạy Chúa, xin Chúa rút ích lợi nào đó từ nổi đau khổ này! Ước chi không một phần nào trong các nỗi đau khổ này bị phí phạm! Xin rút ích lợi cho con (cho con được thanh tẩy và thuộc về Chúa), cho anh em (được cảm thương với họ, mang hồng ân Chúa cho họ). Xin cho con nhận ra và biết ơn Chúa (và anh em đang coi sóc con) cũng như những hồng ân khác con được hưởng.

* Dâng hiến lên. Một trong những mầu nhiệm cuộc sống Kitô hữu là Thánh Ư Chúa mời chúng ta chia sẻ sứ vụ tư tế của Đức Kitô, tức là nối kết nhân loại và Thiên Chúa trong t́nh thương, trong niềm tin và trong ḷng vâng phục. Đức Kitô đă tận hiến ḿnh cho Chúa Cha trong cuộc sống thường ngày, nhưng chính lúc Ngài chết trên thập giá là lúc Ngài hoàn toàn dâng hiến ḿnh cho Chúa Cha. Sự hy sinh trên thập giá là hành động thể hiện rơ nhất ḷng vâng phục của con người cho Chúa Cha. Khi nhận lănh sự chết Đức Giêsu đă bày tỏ sự tận hiến hoàn toàn cho Chúa Cha với ḷng hiếu thảo của một người con. Trong cuộc sống có những lúc lời nói và việc làm của chúng ta chẳng có công hiệu là bao nhiêu. Bệnh thể xác hay nỗi đau khổ về tinh thần không c̣n tránh được nữa. Đây chính là lúc chúng ta đồng tâm nhất trí với sứ vụ tư tế của Đức Kitô lúc chịu nạn chịu chết, nâng tâm hồn lên Chúa Cha và học được thế nào là vâng phục Chúa Cha với ḷng hiếu thảo của một người con, Này con đây, con đến để thực thi ư Ngài (Dt 10, 9).

Cuộc sống và chính thể xác chúng ta biến thành trong Đức Kitô bàn thờ, hy lễ và tư tế. Sứ vụ này được thể hiện một cách trọn vẹn lúc dâng Thánh Lễ. Thánh Thần liên kết chúng con nên một khi chúng con dự tiệc Ḿnh Máu Đức Kitô (II), Xin cho chúng con nên một thân thể và một tinh thần trong Đức Kitô (III).


II.- Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi. Trong dụ ngôn người Biệt Phái và người Thu Thuế, người thu thuế chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng: Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi (Lc 18,13). Theo Đức Giê-su người này trở về nhà, th́ đă được nên công chính rồi.

Ḷng nhân từ của Thiên Chúa thật lạ lùng và bất ngờ. Như Giáo Hội ca tụng khi Chúa thương xót và thứ tha, chính là lúc Chúa biểu lộ quyền năng cách tỏ tường hơn cả (Chúa Nhật 26). Hai lời nguyện tự phát có thể giúp chúng ta mở ḷng cho hồng ân nhân từ của Chúa: Con xin nhận ơn tha thứ của Chúa, Xin Chúa chữa lành và hàn gắn lại những vết thương con có thể đă gây cho người khác.

* Con xin nhận ơn tha thứ của Chúa. Hơn nữa! Con xin phó thác cho Chúa ḷng yếu đuối, lệch lạc và hay phạm tội của con. V́ chúng ta tin rằng t́nh yêu vô điều kiện của Chúa đang thanh tẩy và thánh hóa chúng ta. Trước khi chúng ta ăn năn hối cải, Thiên Chúa đánh động tâm hồn và thúc đẩy chúng ta trở về với Ngài. Chỉ có Chúa mới có sức giải thoát và biến đổi tâm hồn đuối sức và hay phản bội. Chúng ta không giấu nhược điểm được, cũng chẳng có thể tự cứu chuộc nổi ḿnh. Như người thu thuế, chúng ta phó thác ḿnh trong ḷng thương xót của Chúa. Ngài sẽ công chính hóa chúng ta.

* Xin Chúa chữa lành và hàn gắn lại những vết thương có lẽ con đă gây cho người khác. Thiên Chúa nhân từ không chỉ tha thứ và biến đổi chúng ta, mà c̣n chữa lành và hàn gắn lại những vết thương chúng ta gây cho nhau. Chúng ta cũng nên xin họ tha thứ cho ḿnh. Ḷng khiêm nhường khi xin lỗi có thể điều chỉnh lại những hậu quả tai hại của hành động sai lầm đó. Đồng thời cho anh em cơ hội tha thứ cho chúng ta. Trong trường hợp họ từ chối, v́ chưa sẵn sàng tha thứ, ít nhất, đă thành thật xin lỗi, chúng ta có thể lănh nhận ḷng thương xót và thứ tha của Chúa.
Nhiều khi chúng ta chẳng biết ḿnh đă làm mất ḷng, làm gương xấu, gây vết thương nơi anh em. Lúc đó có một lời nguyện sẽ mở đường cho hồng ân Chúa: Lạy Chúa, xin bù đắp, hàn gắn lại và điều chỉnh lại những thiệt hại có lẽ con đă gây ra cho anh em.

III.- Xin tha thứ cho anh em

* Lạy Chúa, là Đấng công chính, xin xử cho chúng con. Đức Giê-su tha thiết mời chúng ta tha thứ cho nhau bảy mười lần bảy, như Chúa Cha đă từng tha thứ cho chúng ta. Ngài nhắc đi nhắc lại lời này nhiều nhất. Tại sao? V́ sự dữ gây sự dữ, bạo lực gây bạo lực, hận thù gây hận thù và trả thù gây trả thù. Là nạn nhân của ác ư bất công, mỗi lần chúng ta nhớ biến cố đó, ḷng chúng ta nổi giận lại, mỗi lần thêm mạnh. Một lời nguyện tự phát rất hữu ích là: Lạy Chúa, là Đấng công chính, xin xử cho chúng con. Chúa biết trái tim mỗi người, Chúa biết quá khứ cũng như hiện tại của chúng con. Chúa xử và lo cho cả vụ này. Con xin phó thác mọi sự trong bàn tay Chúa. Làm như vậy thường thường Chúa ban cho tâm hồn chúng ta một b́nh an sâu xa, thoải mái và vui vẻ rất đặc biệt.

* Cầu nguyện cho kẻ thù. Chúa nói: hăy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đăi anh em (Mt 5,44). Chúng ta nên thử tuân theo lời Ngài trong thực tế khi gặp người không ưa ḿnh, có ác cảm và đôi khi muốn hại ḿnh. Cầu nguyện thường xuyên cho họ, xin Chúa vào trái tim họ, biểu lộ t́nh yêu cho họ, kéo họ đến với Chúa; và chờ xem kết quả! Chúng ta sẽ lấy làm ngạc nhiên thấy 'kẻ thù' của ḿnh đă bớt căng thẳng và ác cảm với ḿnh, nhưng lại bắt đầu thông cảm dễ dàng hơn.

IV.- Ư Cha thể hiện dưới đất như trên trời.

Đây là lời nguyện quan trọng nhất, bao gồm tất cả những lời nguyện khác. Tại sao? Bởi v́ Thiên Chúa có một kế hoạch đầy khôn ngoan và t́nh yêu dành cho mỗi người, mỗi tập thể: là ban sự sống và vinh quang cho chúng ta. Ngài c̣n mời chúng ta cộng tác với Ngài và giúp anh em sống thực sự theo kế hoạch Ngài dành cho mỗi người. Chẳng có lời nguyện nào quư báu hơn. Trong mọi hoàn cảnh: thành công hay thất bại, khỏe hay đau, khi bị cám dỗ hay lúc gặp nghịch cảnh, chúng ta tâm t́nh với Ngài, phơi bày các biến cố và nguyện xin: con xin vâng theo Ư Cha, xin cho Ư Cha thể hiện. Chỉ cần lưu ư một điểm: là tránh h́nh ảnh và thái độ sai lầm trước mặt Thiên Chúa. Nếu chúng ta quên rằng Ngài là người cha nhân hậu và khôn ngoan, tràn đầy t́nh yêu vô điều kiện, và coi Ngài như kẻ muốn thử thách, sửa phạt chúng ta v́ tội lỗi ngày xưa, th́ Thánh Ư biến thành một sự đe dọa trên đầu ḿnh. Thay v́ xin vâng theo Ư Ngài, chúng ta chỉ muốn tránh và xin Ngài để chúng ta yên trong một cuôc sống b́nh thường, an toàn vừa ư chúng ta. Nhưng, nếu chúng ta tin tưởng Thiên Chúa là cha nhân từ, là cha của Đức Kitô, th́ chúng ta hài ḷng và tin tưởng cầu nguyện thường xuyên Xin Thánh Ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.


--------------

1. Bài của Cộng Đoàn Đồng Hành
2. Bài của Eli Thành
3. Lần đầu tiên Cha Nadal đại diện Thánh I-nhă đi Tây Ban Nha vào năm 1553. Vài Giêsu hữu nói với ngài về cách cầu nguyện trong Ḍng Tên, than phiền về thời gian quá ngắn chúng ta dành cho sinh hoạt thánh thiện này. Theo ư kiến của họ, bao lâu không tăng thêm thời giờ, Hội Ḍng không có thể tồn tại; ng̣ai ra, họ lấy làm xấu hổ khi người ta hỏi và phải trả lời rằng suốt ngày chỉ có một giờ cầu nguyện. Nghe những ư kiến trên cha Nadal trở về Rôme có vẻ đồng ư với họ. Ngày 22 tháng 11 năm 1554, lễ thánh Cêcilia, cha Nadal phúc tŕnh cho cha I-nhă về t́nh trạng Tây Ban Nha, ngài cũng tŕnh bày những lời than phiền đó cùng ư kiến của ḿnh nên tăng thêm thời gian cầu nguyện, ít nhất trong tỉnh đó. Cha I-nhă đang nằm trên giường và tôi hiện diện tại đó. Đến điểm này cha I-nhă đáp lại với khuôn mặt và lời nói bất đồng ư và tha thiết làm tôi ngạc nhiên; ngài rầy la và sửa lại cha Nadal một cách khắt khe đến nỗi tôi phải phục ḷng kiên nhẫn của cha Nadal, mặc dầu tôi đă biết mức đạo đức của ngài. Rút cuộc cha I-nhă kết luận: một người thực sự đang từ bỏ ḿnh chỉ cần mười lăm phút để kết thân với Chúa trong cầu nguyện. Và tôi không chắc có phải là lúc đó ngài nói thêm nhận xét tôi đă từng nghe những lần khác rằng: trong một trăm người thường xuyên cầu nguyện, chín mươi người theo ảo tưởng. Về nhận xét này tôi nhớ rất rơ, tôi chỉ nghi ngờ không nhớ chắc chắn là ngài nói chín mươi hay là chín mươi chín. (Memoral de Luis Gonçalves da Camara, n.196)
4 .Bài của Cộng Đoàn Đồng Hành
5. Bài của Cộng Đoàn Đồng Hành
6. Bài của Eli Thành
7. Bài của Eli Thành bắt hứng từ Robert Spitzer, sj "Five Pillars of the Spiritual Life" 2008

 

 

 



Trở về trang đầu
     

 

    Đồng Hành là ai? Tổ Chức | Tài Liệu | Lịch Trinh LT | Báo ĐH | Tập San ComigoMục Lục | Photo Album