Đức Tin & Đời Sống


Con số 40
Cuộc hành tŕnh
Đức Maria Vô Nhiễm ...
Mầu nhiệm Phục Sinh
Rôma bối cảnh lịch sử
Vai tṛ của Thánh Thần

 


 

 
Trang chính

 
   
  Rôma: Bối cảnh lịch sử
của Phúc Âm thánh Mác-cô

 
   
 



 

   

Các nhà nghiên cứu về Kinh Thánh đồng ư rằng Phúc Âm thánh Mác-cô được viết vào khoảng cuối thập niên thứ 6 tại Rôma. 
       H́nh dung được bối cảnh lịch sử của Rôma lúc đó sẽ giúp chúng ta hiểu sứ điệp của Mác-cô muốn nói với các giáo hữu thời đó cũng như cho chính chúng ta ngày nay. 

Vườn hồng đầy gai

Tin mừng của Đức Giêsu Kitô được du nhập đến Rôma vào khoảng thập niên thứ 4, nhờ các tín hữu gốc Do Thái.
       Vào khoảng năm 49, hoàng đế Claudius đă trục xuất một số tín hữu gốc Do Thái này khỏi Rôma v́ giữa họ có những xung đột làm mất trật tự xă hội. Trong số những người bị trục xuất, sách Công Vụ Tông Đồ có nhắc đến hai ông bà Aquila và Priscilla (18:2). Họ đă di chuyển về Côrintô và gặp thánh Phaolô ở đây vào khoảng năm 50. Sau này khi t́nh h́nh lắng dịu, các tín hữu Do Thái đă trở lại Rôma. Khi thánh Phaolô gửi thơ cho tín hữu Rôma (16:3) - vào khoảng năm 58 - th́ cộng đoàn dân Chúa lúc đó đă khá ổn định. Các tín hữu lúc đó gồm cả những người Do Thái lẫn dân ngoại.
       Vào năm 54, Nêrô trở thành hoàng đế vào lúc ông ta được 16 tuổi. Trong tám năm đầu, v́ c̣n trẻ tuổi ông cai trị đế quốc dưới sự hướng dẫn của người khác. Sau đó, khi đă dứt bỏ được mọi ảnh hưởng chung quanh, ông trở nên rất thất thường và tàn bạo. Ông đă giết chính mẹ của ḿnh, và những người bất đồng ư với ông.

Năm 64, một trận hỏa hoạn lớn xảy ra kéo dài suốt 9 ngày liên tiếp, thiêu rụi một phần khá lớn thành phố Rôma. Người ta x́ xào bàn tán rằng chính Nêrô đă chủ mưu gây ra hỏa hoạn để lấy đất xây dựng những công tŕnh kiến trúc phục vụ cho quyền lợi của ông. Nêrô phải t́m mọi phương thế để chạy chữa bằng cách đổ tội cho các Kitô hữu, rồi dựa vào đó thẳng tay đàn áp, khủng bố và dùng mọi cực h́nh để tra tấn và tiêu diệt họ. Trong những thánh tử đạo dưới thời Nêrô có các thánh Phaolô và Phêrô.  
       Đối với tín hữu Rôma niềm tin nơi Đức Giêsu Kitô là một vườn hồng đẹp sặc sỡ nhưng cũng chứa đầy gai nhọn. Trong niềm phấn khởi nhận được tin mừng và nhận biết một Thiên Chúa t́nh thương, họ phải đối diện với sự tàn ác hung tợn của loài người mà họ sống chung hàng ngày.  
       Người dân Rôma lúc đó coi các Kitô hữu là người ngoại đạo và vô thần v́ không chịu thờ phượng các thần của họ. Ngay những người Kitô hữu Do Thái cũng bị các người đồng hương xa lánh v́ họ cho rằng những Kitô hữu đă lạc đạo khi tin vào Đức Giêsu Kitô. 
       Tệ hơn nữa, một số Kitô hữu v́ sợ hăi, không chịu nổi tra tấn và cực h́nh, đă bỏ đạo và đi tố cáo, chỉ chỗ trú ẩn của các tín hữu khác. Kết qủa là rất nhiều người đă tử v́ đạo. Chính đức cha Clement, giám mục Rôma trong khoảng thập niên thứ 9 đă nói lên điều này.  
       Vào năm 66, những cuộc nổi loạn của người Do Thái xảy ra ở Galilê và Giêrusalem chống lại sự thống trị của Rôma c̣n làm cho t́nh h́nh bắt đạo ở Rôma thêm trầm trọng. Những Kitô hữu may mắn thoát được hung thần Nêrô chắc chắn đă sống trong sợ hăi và lo âu.
       Làm cách nào để rao giảng một Thiên Chúa toàn năng và yêu thương cho họ khi mà sự dữ có vẻ đang thắng thế và cực h́nh luôn luôn đe dọa mạng sống của họ? 
       Chính trong bối cảnh đen tối đó mà thánh Mác-cô đă đặt bút xuống, khởi sự viết: "Khởi đầu Tin Mừng Đức Giêsu Kitô, con Thiên Chúa." 

Tin Mừng một Đức Kitô chịu chết và phục sinh

Làm cách nào loan truyền "Tin Mừng" cho Kitô hữu ở Rôma trong t́nh thế khó khăn họ đang trải qua? 
     Điều thánh Mác-cô đă không làm là chỉ nói những ǵ thật tích cực, chỉ đề cao sự chiến thắng của Đức Giêsu Kitô; chỉ đề cao những phép lạ Ngài làm để chiến thắng ma qủi và bệnh tật; chỉ chú trọng nhiều vào vinh quang phục sinh. Điều đó tuy đúng nhưng sẽ có hai thiếu xót:
  - Trước hết, sẽ không nói đầy đủ và trung thực hết về Đức Giêsu Kitô và các môn đệ của Ngài. Sự khổ nhục của thập giá, sự yếu đuối và thất bại của các môn đệ.
  - Thứ nh́, một phúc âm chỉ chú trọng đến vinh quang, chiến thắng sẽ không đủ để khuyến khích những tín hữu trong hoạn nạn, sẽ không thực tế với t́nh trạng của họ trong cơn quẫn bách.

      "Tin mừng" của Mác-cô cần phải nói lên được cả những ǵ mà có thể người đời cho là tin buồn không đáng nói ra. Chẳng hạn, Đức Giêsu đă giảng dạy với uy quyền và sự thật, tuy vậy rất nhiều người không chịu tin mà c̣n chống đối. Đức Giêsu có uy quyền của Thiên Chúa để chữa lành bệnh tật, trừ ma qủi nhưng uy quyền đó không tránh cho Ngài thập gía. Hoặc tin chẳng vui là các môn đệ bỏ tất cả để đi theo Ngài, nhưng lúc quan trọng nhất lại bỏ trốn hết. Phúc Âm của Mác-cô không phải chỉ mơ hồ chú trọng đến những thành công ... nhưng là Phúc Âm của vượt thắng sự dữ để đến vinh quang. 
       Ở trọng tâm của Tin Mừng là một Đức Kitô "chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày, sống lại" (Mc 8:31). Nơi Phúc Âm Mác-cô các môn đệ của Đức Kitô phải cùng tham gia chịu đau khổ và sự chết của Thầy ḿnh, sau đó mới có hy vọng phục sinh. "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính ḿnh, vác thập gía ḿnh mà theo. Qủa vậy, ai muốn cứu mạng sống ḿnh, th́ sẽ mất; c̣n ai liều mất mạng sống ḿnh v́ tôi và v́ Tin Mừng th́ sẽ cứu được mạng sống ấy"  (8:34-35).  Vác thập gía là phải chấp nhận bị gia đ́nh từ bỏ (10:29; 13:12), bị phản bội (13:9), bị mọi người ghét bỏ (13:13). Nhưng - và đây là tin mừng - đó là con đường dẫn đến vinh quang. Ai bền đỗ sẽ được cứu thoát (13:13) 
       Thánh Mác-cô viết rất trung thực và không bọc đường cho những viên thuốc đắng các tín hữu phải uống, nhưng ngài khuyến khích họ kiên tŕ và tin tưởng nơi Thiên Chúa. Phúc Âm thánh Mác-cô là Tin Mừng của những nơi bị bách hại ... 


- Vũ Tiến


 


 

 

 

Đồng Hành | Tu Đức | Tổ Chức | Lịch Trinh LT | Báo ĐH | Tài Liệu | Đức Tin và Đời Sống | Nối Kết | Mục Lục |