There is no joy, no pain which comes to us that has not first passed through the heart of God - Meister Eckhart


 


 

Lối Sống Đồng Hành


 • Đồng Hành là Cộng Đoàn Tông đồ
 • Qua Linh Thao Chúa giải phóng tôi
 • T́m Ư Chúa
 • Christian Life Community
 • Đồng tâm nhất trí trong ơn gọi
 • Linh Đạo I-Nhă: một nền linh đạo cho giáo dân
 • Sứ mệnh và phục vụ
 • Phong Trào
  Đại Hội Bresil
  Ánh sáng và bóng tối trong Phong Trào
 

 

 
Trang chính Lối Sống
 
   
     
 



LM Trần Đ́nh Nhi
 

   
  Có lẽ nhiều bạn đă tham dự khóa Linh Thao lần đầu tiên hoặc vài ba lần đều có cảm tưởng rằng sau Thánh Lễ Ḥa Giải (thường vào tối thứ bảy), ḿnh như được giải phóng, tâm hồn không c̣n nặng nề mà là nhẹ nhàng bay bổng ...
       Tôi ngại rằng nếu chúng ta dừng lại ở đó và coi như ḿnh đă đạt được mục đích khi đi Linh Thao th́ quả thật đi Linh Thao dễ ợt, tựa như Linh Thao tự nó có phép thần, biến chúng ta trong ba ngày thành một lực sĩ nổi danh hay tay đua có hạng. Cảm tưởng được giải phóng sau khi Bí tích Ḥa giải không phải là cảm tưởng sai lầm. Tuy nhiên giải phóng không chỉ là được gỡ khỏi ṿng vướng mắc tội lỗi mà tôi mới xưng với cha giải tội, nhưng sâu xa hơn thế nữa, giải phóng là trút bỏ được sự nghi ngờ không dám xác tín Chúa là Cha giàu ḷng thương xót.
       Những giọt nước mắt thống hối rồi cũng khô, chứ được mấy người như Phêrô c̣n mang ngấn lệ suốt đời. Những nức nở bên cha giải tội, những run rẩy gục mặt vào đôi bàn tay bé nhỏ chỉ là những cảm xúc nhất thời. Điều cần thiết hơn, đó là nh́n về một hướng đi mới theo tiếng gọi của Chúa và bước đi những bước đi của người con cái tự do. Vậy mỗi làn đi Linh Thao về, tôi cảm thấy ḿnh được giải phóng. Có nghĩa là tôi không c̣n nô lệ. Trước đây tôi là tên nô lệ, bị ràng buộc với sợ hăi, nghi ngờ, thiếu tin tưởng và bao nhiêu ông chủ không tên khác. Nhưng bây giờ, sau khi được gần Chúa qua cầu nguyện, suy niệm, xét ḿnh, chia sẻ kinh nghiệm đời sống thiêng liêng với linh hướng, bạn đường cầu nguyện, các bạn khóa Linh Thao, tôi bắt đầu được Chúa giải phóng khỏi những tâm t́nh ràng buộc kia.
       Nêu lên một vài cảm nghĩ thực tế trên có thể giúp chúng ta dễ nhận ra thế nào là được giải phóng đích thực theo nghĩa thi
êng liêng và trong mối liên hệ với việc tham dự Linh Thao.

1. Giải phóng là một tiến tŕnh.
Một tháng trước
đây cuộc chiến vịnh Ba Tư là đầu đề tin tức hàng ngày của Tivi, báo chí và đề tài bàn luận trong sở làm, trên xe buưt, trong tiệm ăn quán nhậu. Mỹ ồ ạt đem quân sang Nam Saudi để chuẩn bị giải phóng Kuwait. Người dân Kuwait trong nước và ngoại quốc hồi hộp chờ đợi ngày quê hương họ được giải phóng. Sau cuộc hành quân "Băo Táp Sa Mạc", nước Kuwait bé nhỏ đă được giải phóng, được trả lại quyền tự chủ. Giải phóng ở đây là một biến cố, một giải quyết dứt khoát một lần là đủ.
       Nhưng giải phóng một tâm hồn th́ không giống như giải phóng một quốc gia. Giải phóng thiêng liêng không thể xảy ra như một biến cố, mà như một diễn tiến, một t́nh trạng kéo dài trong suốt cuộc sống, một cố gắng thực thi ư Chúa: "Chúng con hăy trở nên thánh thiện như Cha trên trời là Đấng thánh thiện" (Mt 5:48).
       Đôi khi Chúa cho chúng ta một dấu hiệu để chúng ta nhận ra Ngài bắt đầu giải phóng chúng ta hoặc để chúng ta nhớ lại Ngài đang giải phóng chúng ta. Những cảm xúc thánh thiện trong một khóa Linh Thao. Một lời mời gọi của Chúa chúng ta nghe được sau một buổi suy gẫm. Qua biến cố Đamát, Chúa kêu gọi Phaolô trở lại, giải phóng ông khỏi ḷng thù ghét Kitô hữu, khỏi sự nhát đảm không dám đáp lại sứ mệnh Chúa trao. Đamát chỉ là một dấu hiệu. Ngoài ra, suốt đời Phaolô phải trông vào ơn Chúa đủ cho ông, tin vào Đức Kitô là Đấng nhờ Người ông có thể làm được mọi sự, tiếp tục van xin Chúa cất sự khổ cực và cứu thoát ông (2 Cor 12:7-9; Rm 7:24), để ông có tiếp tục cộng tác với Chúa trong việc giải phóng ông. Nếu Chúa khởi sự mời gọi giải phóng th́ chúng ta phải đáp lại mời gọi ấy, suốt đời v
à từng ngày trong cuộc sống. Sự giải phóng không chỉ là một biến cố, nhưng là một ơn gọi.

2. Giải phóng là một cuộc đổi mới.
Giải phóng luôn luôn thay đổi. Từ nô lệ biến thành tự do. Từ t́nh trạng xấu sang t́nh trạng tốt. Từ không có nhân phẩm sang t́nh trạng được tôn trọng. Theo lư tưởng của giải phóng th́ t́nh trạng được giải phóng phải là t́nh trạng tốt hơn, nếu không cần ǵ phải giải phóng.
       Chúng ta trở lại trường hợp của Phaolô để t́m học một chút về sự đổi mới. Phaolô xuất thân từ gia đ́nh Biệt phái, có căn bản học thức và đầy ḷng nhiệt thành. Trong cuộc trở lại trên đường đi Đamát, Chúa Kitô đă biến đổi Phaolô từ một tay sát thủ thành một nhà truyền giáo. Từ nay cuộc đời Phaolô hướng về một lư tưởng mới. Tôi thiết nghĩ điều kỳ diệu nhất, đó là Chúa vẫn để Phaolô giữ nguyên con người của ông, với những khả năng và cá tính riêng biệt của ông. Chúa chỉ cần giải phóng Phaolô khỏi ḷng thù ghét Kitô hữu và đề nghị ông chấp nhận một lư tưởng mới Ngài sẽ trao. Thế là mọi sự thay đổi. Phaolô vẫn là một học giả uyên bác, nhưng sự thông thái của ông sẽ được xử dụng để cống hiến cho Giáo Hội Chúa Kitô những nguyên tắc vô cùng thâm thúy và thực tế. Phaolô vẫn là con người nhiệt thành, nhưng bầu nhiệt huyết của ông sẽ thúc đẩy ông bôn ba khắp vùng Tiểu Á để rao giảng Chúa Kitô chịu đóng đinh và Tin Mừng của Ngài. Cuộc giải phóng của Phaolô được ngụ ư qua việc ông đổi tên Saulê thành Phaolô.
       Sự đổi mới đem lại được giải phóng một tư cách mới để sống và hành động. Đây là công việc của Chúa Thánh Thần. Đấng đă đến "để thay đổi bộ mặt trái đất", "chứng nhận chúng ta là con cái Thiên Chúa" và giúp chúng ta cầu nguyện (Rm 8:4-32). Tóm lại Thần Khí của Chúa Kitô đến giải phóng và đổi mới chúng ta.

3. Giải phóng là ơn gọi và đáp lại
Giải phóng không chỉ là hành vi, nhưng là lời mời gọi của Chúạ Ngài muốn dẫn đưa chúng ta đến nơi nào tùy ư Ngài. Bổn phận chúng ta là đáp lại lời mời gọi ấy với tâm hồn quảng đại.
       Chúa gọi Abraham hăy bỏ quê hương và thân nhân họ hàng để ra đi lănh nhận sứ mệnh mới. Truờng hợp Phaolô cũng giống như vậy. Trước lời mời gọi của Chúa, con người vẫn c̣n bị ràng buộc với những cản trở trong cuộc sống: vật chất, t́nh cảm, đam mê, nghi ngờ, hăi sợ... Mỗi lần chúng ta dứt bỏ được những trở ngại đó là chúng ta dược tự do hơn. Nhưng Chúa hiểu chúng ta bản tính yếu duối dễ bỏ Ngài nên Ngài muốn chúng ta tiếp tục lắng nghe tiếng gọi mỗi ngày trong cuộc sống. Nhận ra tiếng Chúa qua từng biến cố của cuộc sống, qua cầu nguyện kết hiệp với Ngài, qua bổn phận của ḿnh sẽ giúp chúng ta dễ dàng đáp lại Chúa một cách quảng đại hơn.
       Xác tín ơn gọi cần lập đi lập lại để đức tin của chúng ta mỗi ngày mỗi vững vàng hơn. Điển h́nh la cuộc lữ hành của dân tộc Chúa tuyển chọn. Kể từ khi Chúa gọi Abraham cho đến khi đặt chân vào Đất Hứa, dân Chúa đă trải qua bao nhiêu dịp dể lập lại xác tín cuộc giải phóng Chúa thực hiện nơi họ. Ư nghĩa đích thực của cuộc giải phóng là làm sao dân Chúa được thoát khỏi những ràng buộc của tà thần, của lối sống vô đạo của dân ngoại, để hết ḷng tin nhận Chúa và sống theo lối đường chỉ dạy của Ngài. Những gian khổ tại Ai-Cập, thử thách trong sa mạc, chiến đấu tiến vào Đất Hứa, xâm lăng do dân bang, nô lệ nhục nhằn bên Babylon... tất cả đă trở nên những cơ hội để dân Chúa lập lại và xác tín niềm tin vào Thiên Chúa. Qua những "sa mạc" ấy dân Chúa biết rời xa các thần ngoại và gắn bó với Thiên Chúa của ḿnh hơn. Chúa mời gọi dân Israel tin vào Ngài, tuy nhiên lời mời gọi ấy là những "yêu cho roi cho vọt" va `dân Chúa đáp lại lời mời gọi như một đứa trẻ "nhẹ không ưa lại ưa nặng".

4. Giải phóng trong Linh Thao
Trong nhiều khóa Linh Thao cùng tham gia với các bạn, tôi thường nghe cha linh hướng Elizaldé nhắc nhở
đến ư niệm sống trong tự do của con cái Chúa. Đây là một trong những mục đích chính của Linh Thao. Nói cho đúng hơn đây là mục đích của tuần thứ nhất trong bốn tuần Linh Thao, nhận thức được t́nh trạng tội lỗi của ḿnh và xin Chúa giải phóng ḿnh. (Thường trong các khóa Linh Thao cuối tuần chúng ta chỉ nhằm giúp các bạn có những h́nh ảnh đúng về Thiên Chúa, có ư thức tội lỗi, sự hối cải trở về ... Xem The Spiritual Exercises, God’s Gift To The Vietnamese Community, Julian Elizaldé SJ, Christmas 1990)
       Vậy các bạn thử nh́n lại hành tŕnh Linh Thao của ḿnh và tự hỏi: Tôi đă được giải phóng những ǵ và ở mức độ nào? Tôi đă thay đổi thế nào qua Linh Thao? Đời sống cầu nguyện, ḷng yêu mến Chúa vẫn được tiếp tục và ảnh hưởng mạnh đến đời sống tôi hay chỉ là những "kỷ niệm" trên núi, trong nhà tĩnh tâm? Cuộc giải phóng của tôi c̣n được đem ra "họp báo" trong những phút hồi tâm mỗi ngày để thẩm định kết quả, tạ ơn Đấng giải phóng hoặc lănh nhận chỉ thị mới của Ngài?
       Nếu bạn coi Linh Thao như môi trường để Chúa giải phóng bạn, LinhThao sẵn sàng giúp bạn, đó là tâm nguyện của Thánh I Nhă. Nếu bạn nh́n giải phóng như một tiến tŕnh liên tục và mời gọi thiết tha của Chúa dành cho bạn được đổi mới th́ xin bạn hăy quảng đại và kiên tŕ. Chắc chắn bạn sẽ được "ban tặng một quả tim mới v
à thần trí mới" (Ezêkiel 36:26).

LM Trần Đ́nh Nhi

(Đồng Hành 1991, số 5&6 trang 8-10)

 

 

God of My Life

Only in love can I find you, my God. In love the gates of my soul spring open, allowing me to breathe a new air of freedom and forget my own petty self. In love my whole being streams forth out of the rigid confines of narrowness and anxious self‑assertion which makes me a prisoner of my own poverty and emptiness. In love all the powers of my soul flow out toward you, wanting never more to return, but to lose themselves completely in you, since by your love you are the inmost center of my heart, closer to me than I am to myself.

But when I love you, when I manage to break out of the narrow circle of self and leave behind the restless agony of unanswered questions, when my blinded eyes no longer look merely from afar and from the outside upon your unapproachable brightness, and much more when you yourself, 0 Incomprehensible One, have become through love the inmost center of my life, then I can bury myself entirely in you, 0 mysterious God, and with myself all my questions.

Karl Rahner SJ

• •

 
         
    Đồng Hành là ai? Tổ Chức | Tài Liệu | Lịch Trinh LT | Báo ĐH | Tập San ComigoMục Lục | Photo Album