Trang chính Linh Đạo I-Nhă 12
 

 

 

. . .

 

Chương 6

Những Ngày Học tại Barcelôna và Alcala
1524 - 1527

54. Về tới Barcelôna, I-Nhă tŕnh bày ư muốn đi học với cô Isabel Roser (56) và một thày giáo tiểu học tên là Ardêvol. Cả hai đồng ư với I-Nhă và cho đó là một ư định tốt. Thầy giáo Ardêvol t́nh nguyện dạy không công cho I-Nhă, c̣n cô Isabel t́nh nguyện kiếm phương tiện sống cho ông (57).

Hồi trước ở Manrêsa, người lữ khách quen một tu sĩ, h́nh như thuộc ḍng Bernađô. Tu sĩ này là một người thánh thiện và bây giờ I-Nhă ước ao được sống gần người đó để tiếp tục học hỏi, trau dồi thêm về đời sống thiêng liêng và giúp đỡ các linh hồn. Ông nói với cô Isabel và thầy giáo rằng, nếu ở Manrêsa không được giúp đỡ theo sự mong muốn, ông sẽ trở về và nhờ hai người giúp đỡ. Về tới Manrêsa ông mới biết tu sĩ đó đă qua đời rồi. Ông trở về Manrêsa và bắt đầu học rất chăm chỉ. Tuy nhiên, có một vấn đề gây khó khăn cho ông: mỗi lần ông bắt đầu cố gắng học thuộc ḷng một bài nào, th́ lại có những tư tưởng mới về đời sống thiêng liêng và những tư tưởng này làm cho ông thích thú đến độ không thể nào học thuộc bài được. Ông cố gắng xua đuổi tư tưởng đó mà không được.

55. Suy nghĩ nhiều về vấn đề này ông nghĩ bụng: “Lúc cầu nguyện hay đi xem lễ, không bao giờ có những hiểu biết mới đó.” Như thế, dần dần ông hiểu rằng đó là do ma quỷ cám dỗ. Sau khi cầu nguyện, ông đến gặp thầy giáo và xin thầy đi với ông vào nhà thờ Đức Bà Biển Khơi gần nhà thầy, để nói chuyện. Ông tŕnh bày với thầy giáo kinh nghiệm nội tâm của ông với đầy đủ chi tiết và giải thích lư do tại sao ông rất chậm tiến trong việc học hành. Rồi ông hứa với thầy giáo rằng: “Suốt hai năm, bao lâu c̣n kiếm được bánh mà ăn và nước để uống tại Barcelôna, tôi quyết sẽ không bao giờ bỏ học với thầy.” Sau khi cương quyết hứa như vậy, ông không bao giờ c̣n bị cám dỗ nữa (58).

Từ hồi sống tại Manrêsa, ông vẫn đau dạ dày v́ vậy ông bắt đầu đi giầy. Nhưng từ khi lên đường đi Giêrusalem ông không c̣n đau nữa. Do đó, trong thời gian học hành tại Barcelôna, ông lại nảy ư muốn sống khắc khổ như trước. Ông đục một cái lỗ ở đế giầy, và từ từ nới rộng cái lỗ cho tới khi mùa lạnh đến th́ đôi giầy chỉ c̣n lại cái mũi mà thôi.

56. Học xong hai năm, theo nhận xét của một số người th́ ông đă tiến bộ rất khá. Thầy giáo nói bây giờ ông có thể theo lớp trung học được và nên đi học tại Alcala. Tuy nhiên ông muốn nhờ một tiến sĩ thần học khảo thi, và ông này cũng khuyên ông như vậy.

Mặc dù lúc bấy giờ h́nh như ông đă qui tụ được một số bạn bè rồi nhưng lại lên đường đi Alcala một ḿnh (59). Tới nơi ông bắt đầu xin ăn, và đă xin như thế lối chừng mười, mười hai ngày, th́ một linh mục cùng vài người đi theo thấy I-Nhă xin ăn liền bắt đầu chế nhạo và chọc tức như thiên hạ thường hay nhạo cười những người khoẻ mạnh mà cứ xin ăn. Lúc ấy, có một người đi ngang qua đường (ông này phụ trách nhà thương Antezana mới mở) thấy cảnh khó chịu đó liền mời người lữ khách về nhà thương của ḿnh, dành cho một pḥng và cung cấp cho mọi đồ dùng cần thiết.

57. Ông ở lại Alcala học hành chừng độ một năm rưỡi. V́ ông đă tới Barcelôna vào Mùa Chay năm 1524 và học ở đó hai năm, nên chắc hẳn ông đă đến Alcala vào năm 1526. Tại đó ông học ba cuốn giáo khoa là Luân Lư Học của tác giả Đa Minh Soto, Vạn Vật Học của Albertô Cả và Sách Luận Đề là tác phẩm thần học nổi tiếng thời đó của tác giả Petrus Lombardus, giáo sư thần học tại Paris, sáng tác vào giữa thế kỷ thứ 12 (60).

Tại Alcala, qua việc hướng dẫn Linh Thao (61) và dạy giáo lư, ông gặt được nhiều hoa trái thiêng liêng và Danh Chúa v́ thế được cả sáng. Có nhiều người tiến khá xa trong đời sống thiêng liêng và trở nên sốt sắng. Nhiều người khác lại bị thử thách, mỗi người mỗi khác. Có người muốn đánh tội mà không được v́ như có ai cầm tay họ lại. Các chuyện tương tự như thế gây náo động trong dân chúng, v́ có rất đông người tụ họp nơi ông lữ khách dạy giáo lư.

Ngay khi mới về Alcala, I-Nhă làm quen với ông Diego Guia (62) đang sống tại nhà người anh. Người anh này có một nhà in tại Alcala và khá sung túc. Cả hai anh em giúp đỡ I-Nhă có phương tiện để giúp người nghèo, và người anh cho ba người bạn của người lữ khách trọ tại nhà ông. Một hôm người lữ khách xin Deigo cho tiền để giúp người nghèo, Deigo trả lời là không có tiền nhưng lại mở một cái rương chứa nhiều đồ đạc và cho I-Nhă lấy nhiều thứ chăn mền màu sắc khác nhau, cùng giá đèn và nhiều đồ khác. Người lữ khách lấy đồ, gói vào một cái khăn và đưa đi giúp người nghèo.

58. Như đă kể trước, thiên hạ khắp vùng đồn đăi rất nhiều về người lữ khách. Người nói thế này kẻ nói thế khác. Những tiếng đồn đó đến tai viên thanh tra tại Tôlađa. Khi họ tới Alcala, chủ nhà báo tin ngay cho người lữ khách biết và c̣n mật báo thêm rằng họ gọi nhóm của I-Nhă là “những người mặc áo len thô” và h́nh như “kẻ giác ngộ nữa," (63) Họ thề sẽ tiêu diệt cả nhóm. Quả thực các nhân viên thanh tra mở ngay cuộc điều tra về lối sống của nhóm, nhưng không tra hỏi I-Nhă v́ lần này họ chỉ đến để điều tra thôi, rồi lại trở về Tôlêđô. Họ trao vụ án cho một linh mục đại diện tên là Figueroa (64) hiện có chân trong hội đồng cố vấn của hoàng đế. Vài ngày sau linh mục Đại Diện triệu tập anh em lại và cho họ biết các nhân viên thanh tra đă điều tra về lối sống của họ. V́ không t́m được ǵ sai lầm trong giáo lư và lối sống, nên anh em được phép tiếp tục làm việc không ai làm khó dễ. Tuy nhiên v́ không phải là tu sĩ nên không ai được mặc đồng phục. Ông ra lệnh cho hai người - ông đưa tay chỉ người lữ khách và Artêaga - phải nhuộm áo màu đen và hai người kia, tức Galixtô và Caceres, nhuộm màu hung hung; c̣n Juanico, là một thanh niên Pháp, th́ có thể giữ nguyên quần áo (65).
. . .

12

Mục Lục  | Trang  < ... 1113 14 15 16 17 18 19 20 21

(56) I-Nhă gặp cô Isabel Roser tại Barcelona vào hạ tuần tháng hai hay thượng tuần tháng ba năm 1523. Từ đó, cô trở thành con đỡ đầu của I-nhă và hết ḷng giúp đỡ ông về tài chính trong thời gian ông trở lại trường (sự giúp đỡ ấy kéo dài đến năm 1536). Họ trở thành bạn thân cho đến ngày cô qua đời năm 1554. Cũng chính cô với tư cách của một cựu ân nhân đă nằng nặc đ̣i vào Ḍng Tên, nhưng I-Nhă cương quyết từ chối. Tuy vậy, cô và hai người phụ nữ bạn đích thân nài xin Đức Giáo Hoàng Phaolô III cho họ được đến, ở lại tại Rôma và sống tuân phục I-Nhă như thành viên của nhánh ḍng nữ. Đức Thánh Cha chấp thuận và ra lệnh cho I-Nhă nhận họ. Việc đă rồi, I-Nhă chẳng có cách ǵ khác hơn là vâng lệnh ĐGH. Ngày 24 tháng 12 năm 1545, họ dâng hiến tất cả những ǵ ḿnh có cho nhà ḍng rồi khấn trọn vào hôm sau, 25 tháng 12. Lúc này, Ḍng Tên chỉ mới thành lập được 5 năm, luật ḍng chưa viết xong và mọi sự vẫn c̣n trong bước thử nghiệm. Chỉ gần một năm sau, khoảng tháng 10 năm 1546, việc làm táo bạo của Isabel đă bắt đầu đem đến khá nhiều phiền toái và kết quả không thuận lợi cho toàn ḍng. Sau khi khấn, cô đưa ra hết yêu sách này đến yêu sách khác. Nhiều điều cô đ̣i hỏi chẳng thể chấp nhận được. Cô vẫn tiếp tục sống theo ư ḿnh và bắt các Cha phải linh hướng triền miên giờ này sang giờ khác cho cô. Số giờ cô được linh hướng nhiều hơn số giờ của tất cả các Cha sống tại Rôma cộng lại. Chẳng ai c̣n nhiều thời gian để làm các việc khác như xưa. Bởi thế, ngày mùng 1 tháng 10 năm 1546, Isabel cùng hai người phụ nữ kia được giải mọi lời khấn, mọi ràng buộc, mọi nghĩa vụ và được yêu cầu rời ḍng. Theo các nhà sử học, Isabel về một nghĩa nào đó là người phụ nữ đầu tiên và là cũng một trong 4 nữ tu Ḍng Tên trong lịch sử. Tuy nhiên, nhiều sử gia khác như Cha John Padberg, S.J. lại phủ nhận điều này. V́ theo Cha, dù I-Nhă nhận lời khấn của Isabel và hai người bạn, nhưng những ngôn từ được viết trong bản tuyên khấn của họ không giống như bản tuyên khấn của các nam tu sĩ khác. I-Nhă đă khéo léo viết lại và trong bản tuyên khấn ấy chẳng có chữ nào nhắc đến việc gia nhập Ḍng Tên cả. Như vậy, về nguyên tắc họ chưa bao giờ chính thức là một nữ tu Ḍng Tên. Cũng chính qua kinh nghiệm này, I-Nhă đă xin ĐGH Phaolô III ra một chiếu thư (năm 1547) ngăn cấm Ḍng Tên được lập ḍng nữ. Quyết định này sau được đưa vào luật ḍng (De foeminis in Societatam non admittendis) và không ai c̣n bàn căi đến việc nên hay không nên lập ḍng nữ nữa.
     Người phụ nữ thứ tư trong Ḍng Tên là công chúa Juanna d’ Austria. Cô công chúa này lập gia đ́nh với 1 vị hoàng tử nước Bồ Đào Nha năm 17 tuổi (1552). Tiếc thay, chỉ 2 năm sau, chồng cô, người tưởng chừng sẽ lên ngôi hoàng đế qua đời. Juanna trở về Tây Ban Nha. Khi anh của Juanna là hoàng thân Philip đệ nhị sang sống ở bên Anh với vợ là bà Hoàng Mary Tudor, ông đă chọn công chúa Juanna làm nhiếp chính. Từ năm 1554 đến năm 1559, cô thay anh cai trị nước TBN. Cũng như Isabel, Juanna khao khát được trở thành tu sĩ Ḍng Tên. Chẳng tham khảo với bất cứ ai trong hoàng tộc, cô bí mật tŕnh bày ước mơ của ḿnh cho Cha Francis Borgia, một cha Ḍng Tên người TBN. Tin này làm các cha Ḍng Tên vô cùng lo lắng. Thật vậy, Ḍng Tên khi ấy chỉ mới trên dưới 15 tuổi. Cha của cô, Hoàng Đế Charles V và anh cô hoàng thân Philip II đang dự định mai mối cô cho một gia tộc danh giá khác, nếu nhận cô th́ có khác chi là tuyên chiến với họ. Mặt khác làm sao một ḍng non trẻ lại có thể chối từ khao khát của một nhiếp chính nước TBN? Nhưng nếu mọi sự tốt lành, việc công chúa Juanna gia nhập ḍng sẽ là một bảo đảm vô giá cho sự tồn tại và phát triển Ḍng Tên tại TBN vốn vẫn c̣n yếu kém. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng và nhận định đúng sai, năm 1554, I-Nhă đă nhận cô vào ḍng (10 năm sau ngày Isabel, người phụ nữ thứ I như đă kể trên khấn trọn). Điều thú vị là v́ Đức Phaolô III đă ra chiếu thư ngăn cấm Ḍng Tên lập ḍng nữ theo lời yêu cầu của I-Nhă, Juanna được nhận vào ḍng như một thành viên chính thức ngang hàng với mọi nam tu sĩ khác mà không phải là một ngành nữ mới như các sơ Đaminh hay Phanxicô. Tuy nhiên, để hóa giải những căng thẳng có thể có với hoàng triều TBN, I-Nhă cho cô gia nhập ḍng trong tư cách của một chủng sinh vĩnh viễn. Nói cách khác, cô là một tu sĩ Ḍng Tên thực thụ, nhưng sẽ không bao khấn trọng (solemn vows) mà chỉ khấn trọn (simple perpetual vows) thôi, và lời khấn trọn có thể hóa giải dề dàng. Bởi nếu không, chiếu theo luật Giáo Hội, mọi tài sản của cô sẽ chẳng c̣n được giữ; đồng thời, cô sẽ chẳng bao giờ được lập gia đ́nh nữa. Ngày Juanna khấn trọn, mọi người bí mật vui mừng. V́ tư cách và vị thế danh giá của cô, I-Nhă muốn Juanna vẫn tiếp sống trong hoàng cung. Lời khấn khó nghèo của cô mang tính chất khó nghèo trong tinh thần hơn là vật chất. Lời khấn khiết tịnh có ư nghĩa là sẽ không lập gia đ́nh nữa và lời khấn vâng lời được thể hiện qua những bức thư cô gửi cho I-Nhă và Cha Borgia sau này. Dù cẩn trọng đến thế, I-Nhă và các Cha Ḍng Tên vẫn thấy một khả năng là sẽ có nhiều phụ nữ danh giá và quyền quư khác áp lực nhà ḍng nhận họ. Thế nên tên tuổi của Juanna và việc cô nhập ḍng được hoàn toàn dấu kín. Khi cần nói hay ám chỉ tên cô, các Cha thường dùng tên giả như Mateo Sanchez hay Montoya thay v́ Juanna. Cô mất năm 1573 lúc 38 tuổi. Trong thời gian ở trong ḍng, cô đă dùng ảnh hưởng của ḿnh kín đáo giúp đỡ Ḍng Tên phát triển mà không lộ tông tích tu sĩ của ḿnh. Đúng là một phụ nữ, một tu sĩ khiêm nhượng. Và theo Cha John Padberg, S.J., Juanna mới thực sự là nữ tu sĩ Ḍng Tên đầu tiên và duy nhất.

(57) Tiếng La Tinh hồi đó là ngoại ngữ bắt buộc cho những ai muốn theo học các môn triết và thần học. V́ I-Nhă không biết một chút ǵ về tiếng La Tinh nên cô Isabel đă giới thiệu Ngài cho thày giáo Ardèvol. Cứ tưởng tới h́nh ảnh của I-Nhă lúc bấy giờ: một thanh niên 34 tuổi ngồi chung với một đám lau thau đánh vần ê a mỗi ngày chắc bạn và tôi không khỏi ph́ cười.

(58) Kinh nghiệm này được phản ánh qua các quy tắc nhận định trong cuốn Các Bài Tập Linh Thao (LT # 326 & 332).

(59) Các bạn bè của ông là: Calixto de Sa, Lope de Cáceres và Juan de Arteaga. Lúc ấy I-Nhă bắt đầu t́m kiếm các bạn có cùng chí hướng sống đời mục vụ.

(60) Cuốn Luân Lư Học của Đaminh Soto có lẽ là bản thảo của tác phẩm Summulae in năm 1524. Cuốn Vạn Vật Học của Albertô Cả là những bài b́nh luận về những tư tưởng của Aristotle về khoa học tự nhiên. C̣n cuốn Sách Luận Đề của Peter Lombard được dùng rộng răi trong giới các nhà thần học kinh viện thời bấy giờ. Điều đáng tiếc là I-Nhă muốn học tất cả các môn này một lúc, nên ông không tránh khỏi những khó khăn trong việc tiếp thu chúng. Chính v́ vậy mà sau này, I-Nhă muốn các chủng sinh Ḍng Tên lấy các môn này một cách có hệ thống hơn.

(61) Trước đó I-Nhă có nhắc đến những cuộc đàm đạo về những vấn đề thiêng liêng (xem Bản Tự Thuật No. 34 và 37) tại Manrêsa và Barcelôna. Ở thời điểm này, đây là lần đầu tiên ngài nói đến việc hướng dẫn Linh Thao.

(62) Diego de Guína sau gia nhập Ḍng Tên năm 1540 và đă có một thời gian dài làm Cha giải tội cho I-Nhă.

(63) Lúc đó toàn nhóm của I-Nhă dù không phải là linh mục hay tu sĩ và Ḍng Tên cũng chưa ra đời nhưng họ đều mặc áo len thô giống nhau. Điều này đă tạo ra một sự nghi ngờ lớn. Các giới chức thần quyền và thế quyền địa phương cho rằng nhóm của đang I-Nhă mưu toan lập nên một đạo mới (như Martin Luther lập đạo tin lành). Hay thậm chí gán ghép nhóm của ông là nhóm những Kẻ Giác Ngộ - nhóm những người thuộc một phong trào thần bí nở rộ tại Tây Ban Nha vào thế kỷ XVI. Một số trong nhóm này thực sự có đời sống rất đạo đức. Nhưng đa số lại mù mờ, dở hơi, không nhất quán lại luôn cho rằng ḿnh được thấy những thị kiến lạ, hay những mạc khải đáng hồ nghi. Họ cho rằng họ đă tu tập đến một giai đoạn mà Giáo Hội trở nên dư thừa, không cần thiết. V́ lẽ đó, ṭa án dị giáo của Giáo Hội bấy giờ rất nghiêm khắc và thẳng tay với họ. Chỉ trong năm 1526, ṭa dị giáo đă kết tội 48 người trong phong trào đó. Và bởi thế, sự hồ nghi bao trùm khắp vùng Alcalá, một hành động lạ lẫm cũng dễ bị coi là hành động của nhóm Giác Ngộ.

(64) Cha Figueroa cũng là Cha tổng đại diện của Tổng Giáo Phận Tôlađa.

(65) Anh thanh niên người Pháp này đă gia nhập nhóm của I-Nhă tại Alcalá.

 
    Đồng Hành là ai? Tổ Chức | Tài Liệu | Lịch Trinh LT | Báo ĐH | Tập San ComigoMục Lục | Photo Album