Ðường Emmaus


Annunciation
Ao ước ngây thơ
Bài học cầu nguyện qua kinh nghiệm của Môisen
Cầu Nguyện
Câu chuyện xứ Chùa Tháp
Chết
Chúa nhìn tận đáy lòng
Công bằng xã hội
Cura Personalis: Món qùa Giáng Sinh tuyệt diệu nhất
Ðau khổ, niềm vui vinh quang
Ðến với đời bằng trái tim rộng mở
Ðôi điều suy nghĩ
Giao Hòa
Giêsu - chính lộ ngàn đời
Giọt nắng
Gương phục vụ của Môisen
Hai đời sống riêng biệt?
Hành Hương
Linh Thao, một lần gặp gỡ
Lời Kinh từ cuộc sống
Màu Trăng Úa
Mẹ hiền: biển tình thương
Mùa Thu như đã phiêu du trở về
Như một sự tình cờ
Nước mắt
Phép rửa bằng nước mắt
Quay về
Sống Trong Tình Chúa
Sống với giây phút thánh
Sợ hãi Thiên Chúa
Tâm tình gặp Chúa
Tấm áo lễ với những đường may dang dở
Tha nhân: con đường dẫn tới Chúa
Thập Giá của đời thường
Thiên Nhiên
Tôi đã gặp
Tuổi Già và sự chết
Wings of a Beautiful Dream


 


 

 
Trang chính Ðường Emmaus

 
   

Sợ hãi Thiên Chúa
 

 



 

   

Chị A thành thật nói: "Tôi biết rằng cầu nguyện là cần thiết, nhưng không hiểu tại sao lại là việc tôi ít chịu làm nhất. Tôi vẫn đến với nhóm nhưng chỉ được một thời gian ngắn, tôi lại thôi không cầu nguyện được nữa."  Nghe chị nói tôi thoáng thấy như trong lòng chị có một sự ngần ngại, một e dè nào đó. 

Trong linh đạo I-Nhã, chúng ta được giúp sống ý thức sự hiện diện của Chúa trong mọi nơi mọi lúc, tìm Chúa trong mọi sự.  Chúng ta muốn sống mối liên hệ mật thiết với Chúa. Vậy tại sao chúng ta thường có cùng tâm tình với chị A: cầu nguyện là việc tôi ít chịu làm nhất ? 

Tại sao sau một thời gian cầu nguyện sốt sắng ta lại đi đến trường hợp phải cố gắng, phải chiến đấu với chính mình để không nản lòng bỏ cuộc? 

Chị A dần dần mới kể rõ hơn: "Sau một thời gian cầu nguyện sốt sắng tôi thấy như mình được đem đến một phương trời xa lạ, một lối sống khác và tôi không còn làm chủ được cuộc đời của tôi nữa." 

Lúc đó tôi hiểu.  Tôi nhớ trong một buổi đúc kết khóa Thao Luyện Nhẹ Nhàng, một anh phát biểu rằng "Một thời gian sau khi cầu nguyện chung với nhóm tôi thấy mình lúc nào cũng ý thức đến Chúa, điều gì cũng quy hướng về Chúa. Nếu sống gần gũi, thân mật với Chúa trong cầu nguyện tôi sẽ mất đi chính bản thân của mình. Cái gì cũng Chúa, lúc nào cũng Chúa." 

Trong Cựu Ước có nhiều đoạn chúng ta nghe kể về sự sợ hãi Thiên Chúa. Dân Do Thái nói với Môi-Sen: "Ðừng để Thiên Chúa nói với chúng tôi kẻo chúng tôi chết mất!" (Xh. 20:19). Có lần kia ông Uzzah bị phạt chết tại chỗ vì chạm vào hòm bia Thiên Chúa (2 Sam. 6:7).  

Ngày nay sự sợ hãi Thiên Chúa mang một hình thức khác: sợ bị biến đổi nếu đến gần Ngài. Tôi không dám "let go", không dám bỏ hết mọi sự, không dám bỏ mất sự tự do cá nhân, không dám bỏ mất quyền tự định đoạt chính cuộc sống của mình, bỏ mất những đam mê. Tôi còn "yêu" thế gian nhiều! 

Và tôi sợ Thiên Chúa. 

• • •

Suy niệm :
Bạn có đang "sợ" Thiên Chúa cách này hay cách khác?
 Bạn có đang lập lại tương tự lời của dân Do Thái khi xưa: "Xin Chúa ở xa xa và đừng nói gì cả kẻo tôi mất vui" ?
 

- Vũ Tiến

 

 

 

 
    Đồng Hành là ai? Tổ Chức | Tài Liệu | Lịch Trinh LT | Báo ÐH | Tập San ComigoNối Kết | Mục Lục | Photo Album