ĐH 2004.02&03 | Becoming an Apostolic Body

 

Trang chính Bao DH 2004 2004-02
.

Những Ǵ C̣n Lại Trong Tim

Nguyền Quang Hải Đạt

 
 

Mẹ tôi mới mất ở San Diego. Đi chôn mẹ tuần trước, tuần sau về tôi lại đi Miami.

Trong thánh lễ  đầu tiên và là duy nhất của Đồng Hành với nhau tại Miami, trước đáp ca tôi xin chia sẻ câu chuyện của mẹ tôi. Sau khi chia sẻ, tôi xin mọi người hát Thánh Vịnh 23: “Shepherd me oh God, beyond my wants, beyond my fears, from death into life.” Không ngờ bài Thánh Vịnh này có ư nghĩa đặc biệt với Liêm và Anh-Vinh.

Đêm thứ năm sau khi Lois Campbell tuyên bố Đồng Hành chính thức thuộc về CLC. Chúng tôi về lại apartments chia sẻ cảm nghiệm với nhau. Bài hát Thánh Vịnh 23 nói lên tâm t́nh của Liêm và Anh-Vinh trong suốt cuộc hành tŕnh vào CLC. Tháng 3 năm 2003, khi bắt đầu tiến tŕnh vào CLC th́ Anh-Vinh bị ung thư trầm trọng, lan tới gan. Mọi người xung quanh đều bảo Liêm và Anh-Vinh ngưng mọi chuyện để lo chữa chạy. Con c̣n nhỏ, tương lai mịt mờ không biết ra sao. Trong lo sợ và bất an, Liêm và Anh-Vinh cầu nguyện.  Sau một thời gian cầu nguyện, Liêm dâng mạng sống của Anh-Vinh lên cho Chúa. Nhưng có một món quí nhất để dâng, là nỗi sợ hăi cho một tương lai vô định, Liêm vật lộn với nỗi sợ hăi này và không dám cho đi. Tôi có cảm tưởng Chúa đứng cạnh bên, giơ hai tay ra, và cuối cùng Liêm và Anh-Vinh đặt mạng sống, con trai, và nỗi lo sợ trong tay Ngài, rồi tiếp tục lo cho Đồng Hành. Có những ngày Liêm bỏ Anh-Vinh ở nhà một ḿnh, lái xe đi New York họp với CLC. Liêm đi với một ḷng hiến dâng và phó thác. Người ngoài nh́n vào có thể nói, vợ gần chết sao anh bỏ đi làm chuyện nhảm. Liêm nói Liêm không biết là cái ǵ. Nhưng chuyện ǵ sẽ xảy ra, sẽ là một dấu chỉ không phải cho gia đ́nh Liêm, mà cho tất cả anh em. Rồi Chúa cứu Anh-Vinh qua lời cầu bàu của mẹ Alphonsa. Bà là con gái của văn hào Nathaniel Hawthorne (người viết cuốn “Scarlet Letter”). Mẹ Alphonsa sáng lập ḍng nữ Đaminh ở Hawthorne, NY (the Dominican Sisters of Hawthorne: www.hawthorne-dominicans.org).  Ḍng này chuyên lo cho những người bị ung thư. Trong ḍng có chị nữ tu ngày xưa ở trong phong trào. Địa phận New York đang chờ phép lạ để làm đơn phong thánh cho mẹ Alphonsa. Khi Anh-Vinh bị bệnh, anh chị em trong phong trào đồng ư cầu nguyện với mẹ Alphonsa cùng với cộng đoàn nữ tu Đaminh. Ngày Anh-Vinh đi mổ để bác sĩ cắt phần gan đă bị ung thư lan ra, th́ không t́m được chổ nào mà gan bị nám. Không dám khâu lại, họ đợi các bác sĩ chuyên khoa tới chứng nhận và khám hết các bộ phận kế bên để t́m dấu vết ung thư. Họ không t́m được ǵ và khâu lại.

“Shepherd me oh God, beyond my wants, beyond my fears!” Đây là lời cầu của Liêm và Anh-Vinh trong suốt thời gian vừa qua. Ngoài nỗi sợ hăi cho tương lai, có một nỗi sợ nữa mà Liêm mang trong ḷng là, nếu lần này CLC Hoa Kỳ cũng không nhận Đồng Hành vào CLC th́ làm sao? Chúa luôn luôn d́u dắt phong trào, nhưng Liêm sợ anh em xuống tinh thần.

Nh́n lại những sự việc đă xảy ra, tôi vẫn suy nghĩ, tại sao Chúa cứu Anh-Vinh? Biến cố này có ư nghĩa ǵ? Như Chúa đă xin Liêm và Anh-Vinh dâng trao hết cho Chúa, có lẽ Chúa cũng xin phong trào, tức là chúng ḿnh dâng trao hết cho Chúa, để Ngài dắt chúng ta đi trên một con đường mới. Một con đường có thể đem lại nhiều vinh danh cho Ngài, và trong đó chúng ta sẽ gặp nhiều thử thách? Một tiếng nói vang trong đầu tôi, con đi đừng mang bị gậy, đừng bận hai áo. Nhất là khi áo trong là sự sợ hăi, bất an cho tương lai. Nỗi sợ này thật là con người, khi ḿnh là người Việt nam mà phải “đứng ra.” Người Việt nam nhún nhường không bao giờ đứng ra đâu cả. Đứng ra là mở cửa cho người khác nh́n vào cuộc sống ḿnh và xem ḿnh có sống đúng như lời ḿnh nói hay không. Một lối sống can đảm, khiêm nhường và xác tín trong t́nh thương.

Sáng thứ sáu, theo lời yêu cầu của một số người Mỹ, Đồng Hành làm một slide show về lịch sử của ḿnh cho những ai muốn coi. Đây là giờ ăn sáng, họ lấy đồ ăn, bưng qua pḥng họp ngồi ăn và coi. Anh, Antôn (hai con anh chị Cường Tuyết) và Phương (con gái tôi) thức đến 3 giờ sáng đêm trước để chuẩn bị các slides và soạn bài đọc kèm theo. Quan khách dần dần ngồi vào đầy bàn. Tôi ước đoán có hơn 30 người, trong đó có những đại biểu của World CLC như cô Daniella Frank, cha phó tuyên úy… Trước khi chiếu slide, Quang lên chia cảm tưởng thất vọng khi Đồng Hành bị từ chối vào World Federation CLC. Vào CLC thế giới th́ thật là hợp lư v́ các nhóm Đồng Hành rải rác khắp thế giới. Nhưng có lẽ Chúa muốn ḿnh hội nhập vào địa phương đang sống? Có một cha rất thân với phong trào 10 năm trước đây nói rằng: “Năm 1600 ở Hà Nội có một cộng đoàn tín hữu công giáo khoảng 1000 người. Những người ngoại thấy họ rất lạ lùng, không biết gọi họ là ǵ, nhưng thấy họ rất là thương nhau, th́ gọi họ là nhóm những người thương nhau. Đây là gia sản đức tin của chúng ta. Không phải tự nhiên Chúa gởi con dân nước Việt đi tản mác khắp thế giới. Đến lúc chúng ta phải truyền bá đức tin qua chính cuộc sống của ḿnh.” Một sứ mạng thật cao cả và thật đáng sợ. Có lẽ Chúa cứu Anh-Vinh để mang niềm tin cho chúng ta? Bài học không phải là Anh-Vinh được sống mà Liêm và Anh-Vinh đă đặt hết trong tay Chúa. Con đi đừng mang bị gậy, đừng bận hai áo.

Rồi cháu Anh bắt đầu chiếu slides. Anh Cường giữ hết các tài liệu Đồng Hành từ hơn 20 năm qua. Người ta thấy rơ ràng là ngay từ đầu, Đồng Hành đă chọn Nguyên Tắc Căn Bản làm mẫu mực để sống. Trong h́nh họp mặt năm 1983, có Lois Campbell. Và ngày hôm nay bà trở thành president của CLC-USA để giúp Đồng Hành vào CLC. Đây là một tiến tŕnh không dễ dàng, v́ có nhiều câu hỏi, nhiều ngần ngại trong những phần tử lâu năm của CLC-USA. Có lẽ nếu không nhờ bà Lois, chúng ta chưa được vào CLC. Tôi suy nghĩ tại sao World CLC từ chối ḿnh? Có lẽ nếu vào tổ chức thế giới th́ chúng ta “le” lắm. Nhưng ḿnh vẫn là ḿnh. Chưa chắc mở ḷng để Chúa đưa chúng ta bước tới nửa, là bước ra khỏi chính ḿnh. Chúa luôn mời gọi chúng ta ra khỏi vùng yên lành để tiếp tục đi như Abraham.

Sau slide show, Kim Anh kể lại cảm tưởng tối thứ năm khi Lois Campbell tuyên bố Đồng Hành chính thức trở thành CLC. Cô nhớ lại trong lớp thần học, đối với người Do thái, hiện tại mang đầy quá khứ, v́ quá khứ là bằng chứng ḷng thương xót của Chúa đă cứu họ. Đêm thứ năm, cả quá khứ 20 năm tràn về với Kim Anh. Hiện tại đang được sống trong một quá khứ tràn đầy t́nh thương, dưới sự dẩn dắt của Chúa. Kim Anh kể lại sáng thứ năm trong buổi họp cuối cùng của Đồng Hành với nhau, Liêm lưu ư anh chị em là khi bước ra khỏi căn pḥng họp để chính thức tham gia chương tŕnh của đại hội của CLC-USA, th́ Đồng Hành sẽ không c̣n như xưa nữa, nghe tới đó tim Kim Anh se thắt lại. Trong nước mắt, Kim Anh nhắc lại lời Chúa qua tiên tri Isaia: “Con hăy mở rộng khoảng cách trong lều, mở tung tấm bạt, nối giây dài ra và đóng cọc lều xuống cho chặt” (Is 54:2). Kim Anh mở rộng lều để đón những người bạn khác màu da, nhưng đóng chặt cọc lều. Đây là gia bảo, truyền thống, và là bằng chứng t́nh thương của Chúa qua lịch sử cứu độ của từng cá nhân. Có nhiều người trong thính giả cùng khóc với Kim Anh.

Thánh lễ do Việt Nam và Đại Hàn phụ trách, tôi phải lo âm nhạc, bận tâm quá. Ngay cả khi anh Cường và chị Tuyết đi lên múa bài ca khúc “Trầm Hương” và các em bé đi sau. Một h́nh ảnh thật đẹp và có ư nghĩa. Anh chị Cường là người đi trước dẩn đường cho thế hệ mai sau là các em bé. Vậy mà tôi nh́n chỉ để tính cho đúng nhịp để đàn thôi, không thưởng thức được ǵ cả. Có lẽ đây là nỗi ḷng của tôi. Khi quyết định đi Miami, tôi rất đắn đo, v́ thời giờ, v́ tiền bạc tốn kém. Những việc cần thiết th́ mọi người đă lo rồi. Tôi về Miami để làm chi? Tôi suy nghĩ và dằn co trong ḷng, như đang đi trong đêm đen. Có người bạn giúp tôi hiểu. Trong cuộc sống tôi tập rất lâu cho đến một ngày Chúa cho tôi hiểu được “hiện diện” với người tôi yêu nghĩa là làm sao (how to “be” with someone). Người bạn đề nghị có lẽ đây là giai đoạn tôi cần học hiện diện với Đồng Hành? Lời khuyên đem lại b́nh an trong tâm hồn tôi. Chúa muốn tôi hiện diện với anh chị em. Nghĩa là làm sao, tôi vẫn chưa hiểu. Tôi chỉ cần biết đây là ư Chúa để tôi học và tập. Tuy nhiên Quang cũng giao cho tôi lo nhạc trong thánh lễ. V́ nỗi lo nên tôi cố gắng chu toàn. Mọi người nói thánh lễ rất là cảm động mà tôi không cảm được ǵ cả. Tôi dâng tấm ḷng trống không, xin Chúa nhận làm ca khúc trầm hương.

Chiều thứ bảy, trong khi mọi người chuẩn bị thay quần áo để đi dự tiệc và nhảy đầm, đám Việt nam có lễ Chúa nhật cho những người về sớm hôm sau. Tôi tuyên bố có thánh lễ để những người bạn ngoại quốc nếu muốn, có thể tham gia. Trong nhà thờ toàn Việt nam chỉ trừ một ông Mỹ đứng giửa đám Đồng Hành. Trước lễ cha Trí xin phép ông có những chổ nói tiếng Việt. Ông nói không sao, v́ ông có đi Việt Nam. Có lẽ ông có những kỷ niệm Việt Nam, buồn vui trăn trở? Đứng giữa người Việt, có lẽ ông được ấm ḷng? Một sự hiện diện thật quí, thật dễ thương. Lúc cha giảng xong mọi người đứng quây quần xung quanh bàn thờ để tiếp tục thánh lễ. Tôi chợt nh́n xuống cuối nhà thờ th́ thấy một cô Mỹ đen, vào nhà thờ cầu nguyện, thấy có lễ th́ đứng dự luôn. Cô đứng lẻ loi một ḿnh, không muốn chen vào lể riêng của người khác. Tôi xuống mời cô lên đứng chung quanh bàn thánh. Bàn tiệc của Chúa, không phải của người Việt Nam, không phải của Đồng Hành. Sau lễ cô đi lên cám ơn tôi trước khi ra về. Tôi ôm và chúc b́nh an cho cô. Tôi cảm thấy ḿnh được chúc phúc v́ sự hiện diện của hai người này ở giữa chúng tôi. Buổi lễ thật cảm động, ấm cúng và dễ thương, có lẽ Chúa an ủi tôi.

Nh́n lối tổ chức của Mỹ, tôi thấy những sinh hoạt thích hợp cho con của tôi: đêm Fiesta, bữa ăn trịnh trọng và nhảy đầm, immersion experience đi thăm những tổ chức xă hội để thấy nỗi khổ của người nghèo và bé miệng… CLC là một tổ chức tồn tại măi để con và cháu chúng tôi có chỗ sinh hoạt và lớn lên trong đức tin. Và đây là niềm hy vọng cho tương lai.

 

Hồi tưởng kỷ niệm đă qua, tôi cám ơn phong trào gồng gánh giúp tôi và con gái đi về được Miami. Cám ơn gia đ́nh Hưng Kim-Anh nhín chổ trong apartment chật hẹp cho tôi và con gái ngủ nhờ. Đêm tới, Hưng Kim-Anh gửi hết các con đi pḥng này pḥng nọ của các anh chị gia đ́nh, để nhường sofa-bed cho tôi. Tôi muốn cám ơn hết từng người trong các bạn, mà không biết làm sao kể hết tên ở đây. Từng người tôi gặp, xin nhớ trong tim.

 

Nguyễn Quang Hải Đạt