ĐH 2004.01 | Sent to the World, Members of One Body

 

Trang chính Bao DH 2004 2004-01
.

Rà Soát

Lm Joseph Nguyền Thanh

 
 

Thường vào dịp đầu năm Tây lịch hay Âm lịch, những ai sống nội tâm đều muốn gác lại một bên những bận rộn, âu lo của đời thường, để bằng cách này hay phương thức khác nh́n lại ngày tháng cũ xem ḿnh đă sống thế nào, rồi hướng nh́n tương lai xem ḿnh sẽ sống ra sao.

Khi năm mới 2004 mở ra, tôi được biết ít là có hai Giáo phận tại Việt Nam đă tổ chức tuần tĩnh tâm cho linh mục đoàn thuộc Giáo phận, đó là Giáo phận Xuân Lộc và Giáo phận Phan Thiết.

Cuộc tĩnh tâm của Giáo phận Phan Thiết được diễn ra từ mồng 5 đến mồng 9 tháng Giêng này. Trong huấn từ khai mạc, Đức GM Nicolas Huỳnh Văn Nghi đă đề cập tới nhiều vấn đề, trong đó có một đề mục rất nhạy cảm là “Rà Soát Bản Thân” qua một số câu hỏi và nhận định dưới đây:

Về tánh t́nh, về cách đối xử khi điều hành công việc mục vụ giáo xứ thế nào?

Sống sứ vụ linh mục cách nhiệt thành, quảng đại, hy sinh hay nóng nảy, cầu an, lười biếng?

Giáo dân cần ḿnh, năng đến gặp gỡ ḿnh hay tránh né. Sau khi gặp linh mục, họ thỏa dạ ra về hay uất ức bất b́nh? Giáo xứ có là “đất lành chim đậu” không?

Giáo dân nghĩ ǵ về gương sống khiết tịnh của chúng ta? Hăy là linh mục cho tất cả đoàn chiên, chứ không cho một người, một gia đ́nh, nhất là gia đ́nh mà sự đi lại quá nhiều có thể gây nhiều mất mát cho việc mục vụ.

 

Sống trong linh mục đoàn giáo phận, nhưng cha lại sống như một ốc đảo trong đại dương, ít liên lạc với anh em, không tham dự các buổi họp, các ngày tĩnh tâm, tĩnh huấn. Làm việc theo ư riêng, bất cần những hướng dẫn của bề trên.

Và c̣n nhiều tật xấu khác nữa. Ăn uống linh đ́nh, tham lam tiền bạc, ăn nhậu chạy theo văn minh người đời (Nguoitinhuu.com)

ĐGM Huỳnh Văn Nghi đă đưa ra những vấn đề cụ thể trên đây cho quư linh mục phụ tá của ngài, nhưng cũng là cho chính tôi, để tôi “rà soát bản thân” ḿnh. Tôi nghĩ rằng người chân tu là phải “rà soát bản thân” hằng ngày. Trong việc tu đức, “rà soát bản thân” c̣n được gọi là kiểm điểm, kiểm thảo đời sống, tĩnh lặng xét ḿnh, hay hồi tâm. Nếu tôi lơ là việc này, biếng nhác không chịu “rà soát bản thân”, tôi sẽ giậm chân tại chỗ, hoặc đi thụt lùi trong đường đạo, đời tu của ḿnh. Đó là hố thẳm nguy hiểm cho sự nên thánh của người linh mục, sống ở bất cứ nơi nào.

Ignatiô Lôyôla (1491-1556), người Tây Ban Nha, nhờ việc “rà soát bản thân” qua một thời thanh niên sống cuộc đời phóng túng, sa đà, trụy lạc, đă trở nên linh mục thời danh và thánh nhân vĩ đại trong Giáo hội. Sau khi đă quyết định từ bỏ “đường xưa lối cũ”, để theo Chúa và phục vụ Chúa, ngài hăm ḿnh, đánh tội, ăn chay; ban đêm ngài thức dậy cầu nguyện, than khóc ăn năn tội lỗi đă phạm làm mất ḷng Chúa. Ngài sống đời chay tịnh, hằng ngày đi khất thực và dành nhiều thời giờ cầu nguyện đọc kinh. Chính trong thời gian cô tịch này, ngài được ơn Chúa soi sáng, viết tác phẩm nổi tiếng nhất là cuốn “Linh Thao”, nêu lên những nguyên tắc căn bản cho đời sống thánh đức. Năm 1528, thánh nhân đến Paris, nước Pháp, để học hỏi thêm. Nơi đây ngài đă quy tụ được 6 môn sinh, và tất cả 7 người đă tuyên khấn giữ đức khó nghèo, trong sạch, tại đền thờ Thánh Đơ-ni năm 1534. Đây là khởi điểm của Tu hội do ngài sáng lập, gọi là Ḍng Tên (Company of Jesus - The Jesuits), chuyên lo làm sáng danh Chúa (Ad majorem Dei gloriam).

Thánh Ignatiô đă viết kinh nguyện tha thiết “Nguyện Xin Ḷng Quảng Đại”:

“Lạy Chúa, xin dạy con biết sống quảng đại, biết phục vụ Chúa cho xứng đáng, biết cho đi mà không hề tính toán, biết chiến đấu mà không sợ thương tích, biết làm việc mà không t́m an nghỉ, biết xả thân mà không t́m một phần thưởng nào khác ngoài việc biết ḿnh đă thi hành Thánh Ư Chúa. Amen.”

Đến đây, tôi chia sẻ với bạn đọc một môn sinh ưu tú của Thánh Ignatiô: Cố LM Gildo Dominici, Sj. Ngài đă hướng dẫn các bạn trẻ trong phong trào Đồng Hành về phút hồi tâm, bao gồm hai điểm:

1. Hôm nay Chúa đă yêu tôi thế nào?

Điều này là điểm chính. Nó có mục đích giúp ḿnh ư thức, thấy rơ t́nh yêu Chúa trong cuộc sống hằng ngày của ḿnh. Khi thấy ḿnh được Chúa yêu chấp nhận ḿnh như ḿnh là, săn sóc và dạy bảo, th́ ḿnh cảm thấy vui, xứng đáng được sống. Mọi đau khổ, nghịch cảnh # có ư nghĩa sâu xa hơn. Thấy t́nh yêu Chúa như thế, ḿnh mới đủ can đảm hy sinh cho Chúa. Không có cái nh́n này về t́nh yêu Chúa, rất khó có một đời sống nội tâm.

2. Tôi đáp lại t́nh yêu Chúa như thế nào?

T́nh yêu ḿnh đối với Chúa là kết quả của t́nh người đối với tôi. T́nh yêu ḿnh đối với Chúa luôn luôn yếu kém, không đủ. Nhưng v́ thấy Ngài yêu tôi mặc dầu tôi không biết yêu Ngài, tôi vẫn không ngă ḷng, và sẽ bắt đầu yêu Ngài lại, dù vẫn biết sẽ bất xứng hoài. Nhưng không sao, v́ Ngài yêu tôi và chấp nhận tôi như tôi là.

Phút hồi tâm như thế rất đơn sơ, dễ làm và dễ có kết quả. Tu sĩ Ḍng Tên hồi tâm mỗi ngày hai lần: trước khi ăn cơm trưa và buổi tối trước khi đi ngủ. Hồi tâm là một phần đời sống nội tâm của mỗi người: nó tỏ ra mức sống thiêng liêng của mỗi người. Chúng ta lớn lên, phát triển trong mối liên lạc với Chúa giống như ta lên tuổi và lên vóc. Hồi tâm của mỗi người khác nhau, tùy theo giai đoạn đời sống nội tâm của mỗi người. Có nhiều người không có liên lạc ǵ với Chúa, Chúa hơi xa vời, ngoài cuộc sống của họ. Điểm chính trong phút hồi tâm là ta TRỞ VỀ L̉NG M̀NH để gặp Chúa và hỏi Ngài có bằng ḷng về lối sống của ta không? Tức là ta dùng Lời Chúa làm mực thước trong cách sống của ḿnh trong ngày đó, và so chiếu với ư Chúa để xem ta đă sống như Chúa muốn hay chưa. Trong phút hồi tâm Chúa đóng vai tṛ chính, chúng ta đóng vai phụ. Như thế phút hồi tâm trở nên một phương tiện giúp chúng ta lớn lên và triển nở mối liên lạc với Chúa. (Đồng Hành, số đặc biệt tưởng niệm Cha Dominici, 2003)

Tôi trích lại một đoạn bài viết “Hồi Tâm” của Cha Dominici trên đây, để tưởng niệm ngài, v́ tôi đă có một năm sống và làm việc với ngài tại trại tỵ nạn Galang, được mệnh danh là “Cửa Ngơ Tự Do”, thuộc nước Indonesia. Vào đầu tháng Hoa năm 1979, tôi và hai người em ruột đă bỏ nước ra đi từ thành phố Mỹ Tho. Sau một tuần lễ lênh đênh đầy hiểm nguy v́ mưa gió và con thuyền mang bảng hiệu “MT 40” bị hư máy trên biển Nam Hải, chúng tôi đă b́nh an đến được một ḥn đảo nhỏ trồng dừa tên là Pasir Merah. Ở đây cho đến tháng Chín cùng năm, khoảng hơn 1.000 thuyền nhân (boat-people) chúng tôi được tầu lớn của Hải quân Nam Dương chở tới đảo Galang đang được Cao Uỷ Tỵ Nạn LHQ xây cất cho dân Việt tỵ nạn. Và khi vào nơi tập trung này được chừng một tháng th́ Cha Dominici xuất hiện từ các đảo Pulau Kuku và Tanjung Pinang, để giúp đỡ chẳng những đồng bào Việt Nam Công giáo mà c̣n tất cả mọi người tỵ nạn đồng hương khác. Dưới sự chỉ đạo đốc thúc của Cha Mai Nghị Luận (đă tạ thế khi phục vụ đồng bào tỵ nạn tại Hồng Kông vào khoảng năm 1996) và ông chủ tịch Giuse Phạm Ngọc Tuận, anh chị em Công giáo đă hăng hái xây dựng được ngôi thánh đường khá lớn trên một ngọn đồi - Nhà Thờ Thánh Giuse. Trước khi chúng tôi làm tiếp được nhà xứ rộng bốn pḥng, Cha Dominici, Cha Mai Nghị Luận và tôi chung sống khó nghèo với nhau ở hai pḥng nhỏ ngay đầu nhà thờ. Tôi là người nấu ăn cho hai cha, tuy không tốt nghiệp từ trường “hỏa đầu quân” nào.

Cha Dominici đă sống rất mực đạo đức thánh thiện, không bao giờ nói những chuyện “bù khú”, hay “diễm t́nh ca” về nữ giới, tuyệt nhiên không “say sưa rượu chè” và ham mê tiền bạc, quyền bính, lợi danh thế tục. Khi giảng thuyết, ngài không cố ư biểu tỏ sự uyên bác hùng biện, mà chỉ xác tín chia sẻ những cảm nghiệm về t́nh yêu Chúa đối với ḿnh. Ngài phúc hậu hiền từ như một “bon papa”, nhưng ngài cũng không thiếu nghiêm khắc khi cần. Tôi nhớ một lần ngài đă phàn nàn với chúng tôi về việc mấy em nhỏ Việt Nam cứ đến cửa sổ pḥng của ngài để ngó vào bên trong! Chắc các em thấy ngài là người ngoại quốc nên ṭ ṃ xem “ông tây” thế nào? Ngoài việc mục vụ giúp đồng bào Công giáo Việt Nam cùng với bốn linh mục tỵ nạn: Mai Nghị Luận, Nguyễn Văn Mai (hiện ở Montréal, Canada), Nguyễn Văn Trông (cũng ở Montréal), và Nguyễn Ngọc Bích (hiện ở Germany), ngài c̣n nhiệt tâm chăm sóc và lo lắng cho linh hồn và ơn gọi của khoảng 20 anh chị em tu sĩ chúng tôi bằng những buổi tĩnh huấn, linh thao hàng tháng. Tại đây, ngài đă làm tờ báo “Tự Do” được in bằng ronéo cho bà con trong trại đọc, để học hỏi và quên bớt những ngày tháng có thể là buồn chán ở nơi tạm dung.

Cuối tháng Chín, 1980, sau 20 tháng ở Nam Dương, tôi được phái đoàn Hoa Kỳ gọi tên đi định cư tại quốc gia họ. Thế là, tạm biệt Cha Dominici và cộng đoàn tín hữu thân thương, tôi và hai em hoan hỉ xuống tầu đi Singapore, rồi từ đây, chúng tôi “bay” tới thành phố San Jose, CA. Về sau, khi không c̣n phục vụ tại Galang nữa, Cha Dominici đă đến Mỹ, và cùng với Cha Elizalde Thành, người Tây Ban Nha, giúp phong trào Linh Thao cho giới trẻ Việt Nam hải ngoại. Trong những năm này, tôi vẫn liên lạc thăm hỏi ngài và đôi khi được tái ngộ vị ân nhân lớn lao, chẳng những của riêng tôi mà c̣n của tất cả mọi người tỵ nạn Việt Nam. Trái tim Cha Dominici đầy ắp Chúa Giêsu, lúc nào cũng chỉ say sưa nói về Chúa Giêsu thôi. Ngài thường khẳng định: “Tôi không truyền đạo, tôi truyền Chúa!” Ngài hoạt động và linh hướng phong trào FOCOLARE, do Chị Chiara Lubich cùng một số bạn hữu của chị khởi sự tại thành phố Trent, nước Ư, vào năm 1943, sau thế chiến thứ hai.

Cha Dominici chào đời năm 1935 tại Assisi, bắc Ư, quê hương Thánh Phanxicô Khó Khăn và về nhà Cha v́ chứng bệnh ung thư ngày 3-3-2003 ở Giáo đô Rôma, hưởng thọ 68 tuổi. Ngài đă phải chịu những ngày tháng đau đớn trên giường bệnh, nhưng như ngài đă viết: “Cực đỉnh khổ đau là cực đỉnh t́nh yêu”. Requiescat In Pace.

Vào khoảng năm 1968, ngài được gửi sang Việt Nam để trước hết học tiếng Việt trong hai năm, rồi đến năm 1970, ngài dạy Thần Học Luân Lư tại Giáo Hoàng Học Viện Piô X Dalat. Từ đây ngài nhận tên Việt Nam là Đỗ Minh Trí. Năm 1975 ngài rời Việt Nam, sau đó ngài gia nhập tỉnh Ḍng Tên ở Nam Dương để phục vụ đồng bào Việt Nam tỵ nạn mà ngài hết mực yêu thương như là chính đồng hương, con cái của ḿnh. Năm 1989 ngài đă về thăm Việt Nam, thăm lại những anh em cùng Ḍng và những người ngài quen biết trước kia. Ngài đă viết hai tác phẩm giá trị và được xuất bản ở Mỹ: “Việt Nam Quê Hương Tôi”, và “Đi T́m Anh Em”.

Chúng ta hăy cảm tạ Cha Đỗ Minh Trí về tấm ḷng bao la của ngài ưu ái dành cho Việt Nam đến nỗi ngài đă nhận Việt Nam làm quê hương của ḿnh, và ngài luôn hănh diện tuyên bố: “Tôi là người Việt Nam”.

Nay ở bên Thiên Chúa Ba Ngôi và Mẹ Maria, kính xin Cha chúc lành cho con và cho những người, cách này hay cách khác, nhiều hay ít, đă thọ ân của Cha.

 

LM. Joseph Nguyễn Thanh

Mồng Hai Tết Giáp Thân, 23-1-04