ĐH 2003.04 | Họp Mặt Ban Phục Vụ 2003

 

Trang chính Bao DH 2003 2003-04
.

Thư Trưởng Nhóm

Lê Thanh Liêm

 
  Các cha, các anh chị và các bạn trẻ thân mến,

Buổi tĩnh tâm của Ban Phục Vụ vào tháng 10 vừa qua tại Virginia đem đến kết quả tốt đẹp với hơn 30 anh chị em của cộng đoàn chúng ta, cha Tuấn, cha Long, cha Trí, bà Lois Campbell (president của CLC-USA) và đặc biệt là sự hiện diện của các bạn trẻ. Hoa quả sẽ được đúc kết và đăng vào số báo tới. Xin thành thật cám ơn các cha và các anh chị,, các bạn trẻ đă hy sinh đến với nhau trong tâm t́nh yêu mến. Liêm cũng xin cám ơn các cộng đoàn Đồng Hành Virginia đă lo thật chu đáo.

Trong tiến tŕnh đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa cho phong trào, mỗi khi đến một khúc quanh quan trọng, Liêm nh́n lại quá khứ của phong trào và thấy một số anh chị em lại “bị bỏ rơi.” Cộng đoàn hiện nay cũng đang bước vào một khúc quanh quan trọng trong nhiều khía cạnh: gia nhập CLC-USA như vùng thứ 11, chương tŕnh huấn luyện qua các khóa Thao Luyện Nhẹ Nhàng và khóa đào tạo linh hướng, và biến chuyển từ các cộng đoàn của các tông đồ thành các cộng đoàn tông đồ. Cả ba khía cạnh căn bản của phong trào điều bước vào một biến chuyển sâu xa: cộng đoàn, tâm linh và sứ mệnh. Trong buổi tĩnh tâm Ban Phục Vụ đó, chia sẻ của anh Trung một cách nào đó đă làm Liêm suy đi nghĩ lại măi: “Trung nghe Chúa kêu mời Trung đến với các anh chị em trong phong trào đang cảm thấy ḿnh bị bỏ rơi để yêu thương họ.” Suy tư của Liêm là làm sao phong trào giữ tinh thần hiệp nhất qua các biến chuyển này để không ai có cảm tưởng “được bỏ rơi.” Sau khi ban phục vụ gặp nhau một tuần th́ Liêm có dịp đi tĩnh tâm với nhóm Hy Vọng với một ao ước chỉ cho chính đời sống đức tin của ḿnh. Nhưng Chúa đă có một chương tŕnh khác. Ngài đă đưa Liêm vào một con đường khác để dạy cho Liêm bài học yêu thương anh chị em trong phong trào, và cho Liêm thấy con đường hiệp nhất.

Suy tư đầu tiên là hiệp nhất trên đường hướng của phong trào: Con đường CLC có phải là Thánh ư Chúa không? Liêm đọc lại lịch sử của CLC và phong trào trong tâm t́nh cầu nguyện và có cảm nhận rằng Thiên Chúa có ư định cho một cộng đoàn tông đồ như CLC được thành lập qua Giáo hội. CLC đă ra đời ngay từ lúc khởi đầu của ḍng Tên vào giữa thế kỷ 16 như là một cộng đoàn tông đồ giáo dân với căn bản tâm linh và sứ mệnh dựa trên linh đạo Inhă và Linh Thao. Qua bao nhiêu thăng trầm cùng với ḍng Tên tưởng chừng như đă mất đi, nhưng kế hoạch của Thiên Chúa dường như được nuôi dưỡng cả hàng trăm năm qua nhiều thế hệ. Để rồi vào giữa thế kỷ 20 viễn tượng một cộng đoàn tông đồ giáo dân được thành h́nh nơi Đức Thánh Cha Pius XII và Bề Trên Cả Ledochowski của ḍng Tên. CLC có lẽ là dấu chỉ cụ thể của sứ điệp tông đồ giáo dân của Vatican II. Đọc lại lịch sử của phong trào, qua những biến cố Liêm xác tính rằng Chúa mời gọi chúng ta lên đường phục vụ trong đặc sủng CLC. Thiên Chúa mời gọi chúng ta hiệp nhất trong đường hướng CLC.

Suy tư thứ nh́ là Liêm thường nghe được những tâm t́nh “được bỏ rơi” v́ “không cùng một tŕnh độ tâm linh” với các bạn khác trong nhóm. Các chương tŕnh như Thao Luyện Nhẹ Nhàng (Lightworks), tĩnh tâm trọn tại gia (19th Annotation) và chương tŕng đào luyện linh hướng có lẽ làm tâm t́nh “được bỏ rơi” lại thêm sâu đậm hơn. Chúng ta có cần cùng một “tŕnh độ” không? Câu trả lời đến khi Liêm cầu nguyện trên đoạn Gioan 21:15-19. Hai lần đầu khi Chúa Giêsu hỏi ông Phêrô, “Anh có yêu mến thầy không,” Ngài dùng từ “agape” (yêu mến trọn vẹn và vô điều kiện). Nhưng ông Phêrô điều đáp lại bằng từ “phelio” (t́nh yêu bạn hữu). Lần thứ ba Chúa Giêsu dùng từ “phelio” để hỏi ông và ông đă đáp lại như ư Chúa Giêsu muốn. Ông đă dâng hiến tất cả tâm hồn của ông, mặc dù ông chỉ đạt đến tŕnh độ “phelio” vào lúc đó, và Chúa Giêsu cũng đáp ứng hợp với khả năng của ông để cho sự đáp lại của ông được trọn vẹn với Thiên Chúa. Căn bản của “tŕnh độ tâm linh” là tấm ḷng dâng hiến chớ không phải kiến thức về linh đạo và Linh Thao. Khi chúng ta dâng hiến cho Thiên Chúa tất cả con người của chúng ta, chúng ta có thể quả quyết rằng chúng ta có cùng “tŕnh độ tâm linh” với nhau. Chúng ta được hiệp nhất qua ḷng dâng hiến cho Thiên Chúa.

Suy tư thứ ba, làm sao chúng ta hiệp nhất trong sứ mệnh khi mỗi người làm một việc khác nhau? Có lẽ chúng ta khi nói đến sứ mệnh, chúng ta nghĩ đến một việc làm. Liêm cũng thường nghĩ như vậy, và luôn suy tư làm sao một nhóm có thể hiệp nhất trong sứ mệnh. Cha Tuấn một hôm chia sẻ với Liêm: Anh Liêm biết không, cha Fleming viết rằng sứ mệnh là “focused passion.” Liêm thấy thật trừu tượng về ư tưởng đó. Nhưng khi tiếp tục suy niệm thêm trên các tài liệu của CLC về cộng đoàn tông đồ, sứ mệnh quả thật không phải là một công việc. Nhưng sứ mệnh là đam mê được hướng tới một mục đích (a focused passion), đó chính là đem tất cả năng lực sống và đam mê để sống như Chúa Kitô. Một định nghĩa thật là đẹp và đầy đủ ư nghĩa. Tất cả chúng ta được mời gọi để quy tụ năng lực sống và đam mê để sống như Chúa Kitô, như một cá nhân và như một cộng đoàn. Khi chúng ta đáp lại lời mời gọi này là chúng ta cùng sống chung mộr sứ mệnh. Mỗi người trong nhóm có cùng một sứ mệnh. Mỗi nhóm có cùng một sứ mệnh. Cả phong trào có cùng một sứ mệnh. Sứ mệnh chung đó là quy tụ năng lực sống và đam mê để sống như Chúa Kitô, như thế chúng ta được hiệp nhất trong sứ mệnh.

Những ḍng chữ trong khuôn khổ, hạn hẹp của những trang giấy này chắc sẽ không diễn đạt hết ơn sủng hiệp nhất Thiên Chúa đang mời gọi phong trào chúng ta. Bước vào niên lịch phụng vụ mới, Liêm xin mời các anh chị cùng nhau suy niệm và sống ân sủng này. Liêm ước ao có dịp gặp các anh chị trong năm 2004 để chia sẻ và sống mạnh ân sủng này. Đề tài cho năm 2004 của các cộng đoàn CLC thật thích hợp với anh chị em chúng ta để sống hiệp nhất trong ơn gọi: Sent by Christ, members of one Body.

Xin thành kính chúc các cha, các tu sĩ và tất cả anh chị em trong phong trào một Mùa Giáng Sinh thật an b́nh trong ơn sủng yêu thương và đậm đà trong t́nh người, và một năm mới trong sáng trong sự quan pḥng của Thiên Chúa.

Thân mến,

Lê Thanh Liêm