ĐH 2003.03 | Họp Mặt Vùng Đông Bắc

 

Trang chính Bao DH 2003 2003-03
.

Tưởng Nhớ Linh Mục Đỗ Minh Trí

Phạm Nguyên Hanh

 
 

Linh mục Đỗ Minh Trí, tên thật là Gildo Dominici, sinh ngày 5 tháng 3 năm 1935 tại Assisi thuộc miền trung nước Ư. Ngài là con trai lớn trong một gia đ́nh lao động có hai trai và một gái. Người cha, cột trụ của gia đ́nh, đột ngột mất đi trong một tai nạn lao động khi cậu Gildo mới được 8 tuổi. Mẹ cậu phải chật vật từ sáng sớm đến chiều tối bằng nghề may thuê vá mướn để nuôi nấng dạy dỗ 3 con thơ dại. Học xong chương tŕnh trung học, cậu Gildo quyết chí đi vào con đường tu đạo và được chọn vào chủng viện của thành phố. Thụ phong linh mục năm 1960, cha Gildo Dominici gia nhập Ḍng Tên (Society of Jesuit) năm 1964 với ước mong đi truyền giáo ở nước ngoài.

Cuối năm 1967, cha Dominici đến Việt Nam và bắt đầu học tiếng Việt tại trung tâm Đắc Lộ trên đường Yên Đỗ, Saigon. Mới đặt chân đến thủ đô Saigon có vài tháng, ngài đă được chứng kiến tận mắt thảm cảnh chiến tranh trong đêm giao thừa và những ngày đầu Tết Mậu Thân ngay trên đường phố. Lúc đó, ngài cảm nhận được sự gắn bó với cuộc sống của cả một dân tộc đang bị đè nặng bởi các vấn đề và một nỗi sợ tận cùng cho một tương lai kể như không có. Sau đó, ngài lên Đà Lạt dạy La Tinh tại Chủng viện Simon-Ḥa, đồng thời tiếp tục học ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam. Sau một thời gian ngắn về Rôma, nước Ư, năm 1970 để tŕnh luận án tiến sĩ Giáo Luật, ngài qua Việt Nam lần thứ hai và dạy tại Giáo Hoàng Học Viện, Đà Lạt, cho đến ngày 30 tháng 4, năm 1975. Chính trong thời gian này, linh mục Dominici đă nhận Việt Nam làm quê hương, và chọn một tên Việt: Đỗ Minh Trí. Ngài luôn luôn mong muốn được gọi bằng tên Việt Nam này, thay v́ tên Ư. V́ vậy, trong bài này, tôi xin được dùng tên Việt Nam của ngài. Ngài nói: ‘Việt Nam là quê hương của tôi, dù rằng tôi không được sinh ra trên đất nước Việt Nam. Tôi chỉ ở đó có bảy năm. Bấy nhiêu cũng đủ để trở thành một công dân Việt Nam, theo cách riêng của tôi, mặc dù trên phương diện huyết thống hay pháp lư tôi không được niềm hân hạnh ấy.’ ‘Nếu xét theo tiêu chuẩn địa lư, th́ Việt Nam quê hương tôi thật nhỏ bé: diên tích hẹp, dân số ít. Nhưng có một nước Việt Nam khác rộng lớn hơn, rộng lớn như một đại lục. Đó là Văn Hoá Việt Nam, Tâm Hồn Việt Nam, đó là Tinh Thần của Việt Nam. Và chính đó mới thực sự là quê hương Việt Nam của tôi’.

Sau biến cố tháng 4 năm 1975, cha Trí bị trục xuất ra khỏi Việt Nam cùng với tất cả các tu sĩ ngoại quốc khác, có vị đă liên tục sinh sống và gắn bó với quê hương của chúng ta gần 40 năm. Dù bị trục xuất, cha Trí không coi đó là một thảm kịch cá nhân, v́ tự coi như bị bắt buộc rời bỏ quê hương của ḿnh cùng với nhiều người Việt Nam khác trong làn sóng ra đi tỵ nạn. Thuyền nhân Việt Nam bắt đầu đổ đến quần đảo Riau, Indonesia, từ 1975. Mặc dầu chính quyền Indonesia lúc đó không muốn tiếp nhận người tỵ nạn, nhưng Giáo hội Công giáo và nhất là cha sở họ đạo Tanjung Pinang niềm nở đón nhận họ, lại c̣n khuyến khích giáo hữu địa phương giúp đỡ những người anh em hoạn nạn. Kể từ thời điểm này, cha Trí hoàn toàn gắn bó với ngựi tỵ nạn Việt Nam. Cha t́nh nguyện làm tuyên úy trong trại tỵ nạn Việt Nam đầu tiên tại Indonesia để có dịp phục vụ người Việt khốn khó. Vào tháng 5 năm 1977, từ Singapore, ngài vào Indonesia. Sau khi học nói tiếng Indonesia và xin gia nhập Ḍng Tên của nước này, cha Trí sống và hội nhập với người Việt tỵ nạn. Ngài nhập cuộc với thuyền nhân trắng tay, đă bỏ lại tất cả để đổi lấy tự do. Từ một trại nhỏ trên đảo Kuku, ngài đă đồng hành cùng dân tỵ nạn đến một trại lớn hơn trên đảo Galang.

 Mỗi người tỵ nạn có một hoàn cảnh và tâm tư riêng biệt. Một số thuyền nhân bị phân tán gia đ́nh, có người đến được một ḿnh, lẻ loi, lạc lơng, bỏ lại vợ hoặc chồng, con cái ở Việt Nam. Có người đă trải qua những thảm kịch trong chuyến vượt biên đầy kinh hăi. Họ sống sót sau khi chứng kiến những cảnh giết chóc, khủng bố, hăm hiếp, do hải tặc gây ra. Nhiều trẻ em đến được trại không thân nhân, bị các phái đoàn ngoại quốc từ chối, và bắt đầu một cuộc sống lêu lổng vô vọng. Vài người đến đảo cùng với chủ tàu và bi chủ tàu đ̣i thêm tiền, cao hơn số tiền hai bên đă thoả thuận trước đó. Và c̣n nhiều cảnh éo le khác, như cảnh vài thiếu phụ một ḿnh vượt biên đến đảo, được chồng ở Hoa Kỳ bảo lănh qua, nhưng trong thời gian ở đảo lại liên hệ t́nh cảm với thanh niên trong trại và mang thai. Có người đến đảo với niềm tin chắc chắn rằng người hôn phối đă định cư trước sẽ bảo lănh ḿnh, nhưng phải đối diện với một sự thật phũ phàng là đă bị bỏ rơi. Một số người vi phạm một nội quy của trại đă bị cảnh sát người Indonesia giam giữ và đánh đập tàn nhẫn. Và c̣n nhiều trường hợp thê thảm, oan nghiệt khác. Cha Trí có lần đă nhận xét: ‘Cuộc sống người tỵ nạn thường được đánh dấu bởi thảm trạng: thảm trạng của chết chóc trên biển cả, thảm trạng của nạn cướp biển hăm hiếp và tàn sát, thảm trạng của gia đ́nh đổ vỡ, thảm trạng của bạo động.’

Gắn liền với cuộc sống thường nhật của người tỵ nạn, cha Trí t́m cách giúp đỡ họ từ việc phân phát quần áo ngài quyên xin được, thăm viếng và an ủi người đau ốm, đến chăm sóc trẻ thơ, không phân biệt lương giáo. Trong trại, cha sống ḥa ḿnh cùng họ và t́m hiểu tâm tư nguyện vọng của mỗi người. Ngài ăn ở chung với một số thanh niên độc thân. Nhiều người c̣n nhớ đến cảnh hàng ngày trực sách nước cho nhu cầu ăn uống và tắm rửa. Nhiều thanh niên ở chung với ngài đă sao lăng nhiệm vụ sách nước hàng ngày, có lần cha Trí thấy thùng ‘phuy’ chứa nước trong pḥng khô cạn. Tối hôm đó, ngài thay quần áo, cầm một thùng xô nhỏ và tự động đi sách nước về. Các thanh niên ở chung sau đó phát hiện ra và tự giác sửa đổi. Nhiều người tỵ nạn cố t́m đến cha để mong được giúp đỡ hoặc an ủi. Sáng sớm mỗi ngày, dân công giáo đến nhà thờ do ngài cùng người dân tỵ nạn dựng lên để dự thánh lễ, thường đông đến 500 người. Ngay sau thánh lễ, nhiều người nán ở lại để gặp riêng ngài, nhờ giải quyết những vấn đề riêng tư. ‘Ban đầu, tôi dán thời khóa biểu tiếp khách ngoài cửa, nhưng rồi tôi lại gỡ xuống. Tôi ở đây làm với họ, cho đi tất cả, tiêu pha tất cả: thời giờ nghỉ ngơi, ăn uống, tôi dành tất cả thời gian cho họ. Tất cả cho t́nh yêu và hy sinh.’  Pḥng khách của ngài nhộn nhịp người ra vào từ sáng đến tối. Nhiều người sau khi rời trại và định cư tại một nước thứ ba gửi thư nhờ ngài chuyển đến người thân hay bạn bè c̣n ở lại trong trại. Có người c̣n gửi cả tiền mặt trong thư, thư tuy có đến, nhưng tiền th́ không c̣n. Cha Trí chỉ c̣n biết lấy tiền túi bù vào số tiền đă mất và đưa lại cho người nhận. Ngài c̣n vận động với các đoàn thể thiện nguyện, chính quyền địa phương tổ chức thêm nhiều lớp dạy Anh văn, chuyên môn và văn hóa, cho dân tỵ nạn, nhất là cho thanh thiếu niên. Ngài khuyến khích thanh thiếu niên công giáo gia nhập đoàn Thanh Niên Công Giáo hoặc Thiếu Nhi Thánh Thể. Ngài cũng đặc biệt lưu tâm đến các trẻ em lai, bị kỳ thị và ruồng bỏ ngay từ khi c̣n ở trong nước.

Sau những ngày đầu phục vụ người Việt tỵ nạn, cha Trí nhận định được tầm quan trọng về nhu cầu văn hóa, giáo dục và tinh thần cho cộng đồng tỵ nạn.  Đó không chỉ là nhu cầu giáo dục để có đủ kiến thức căn bản hội nhập vào quốc gia định cư.  Đó c̣n là nhu cầu tinh thần: người tỵ nạn cần có một giá trị tinh thần nhân bản, đă mất v́ chiến tranh, loạn lạc, và nhất là sau nhiều năm sống dưới một chế độ áp bức phi nhân, lừa dối, gây hận thù, nghi ngờ, chia rẽ. Qua những lần tiếp xúc hàng ngày, cha Trí tự đặt cho ḿnh một nhiệm vụ khẩn trương là phục hồi các giá trị nhân bản và đạo đức cho dân Việt tỵ nạn. Ngài nói: ‘Tâm hồn họ như một thành phố sau khi bị dội bom tàn bạo: tất cả đều bị san bằng ngang mặt đất. Cơ cấu đạo đức, bậc thang giá trị đă bị phá hủy.’  ‘Giờ đây, cần phải t́m lại nguồn vui sống, phải t́m lại thú ham sống một đời sống đầy và tràn trề hy vọng, niềm tin nơi con người, niềm tin vào tương lai nhân loại ... Bởi v́ người Việt Nam có một trọng trách nặng nề đang chờ họ: xây dựng lại đất nước, xây dựng một nước Việt Nam mới ... Để hoàn thành trọng trách này, cần có những người Việt Nam mạnh khỏe, tươi vui, lành mạnh cả về thể xác lẫn tinh thần. Cần có những người Việt Nam có tâm hồn trong sáng, tinh thần lành mạnh, có lư tưởng, ḷng quảng đại và tràn đầy t́nh thương.’ Cha Trí c̣n nói rơ thêm: ‘Nếu các phái đoàn ngoại quốc cho người tỵ nạn cơm ăn, nhà ở, áo mặc, một đất nước mới mà không cho họ một niềm tin mới nơi con người, một niềm hy vọng mới, một lư tưởng sống, th́ sự giúp đỡ c̣n ít ỏi quá!’   V́ vậy, ngài chủ trương xây dựng lại tâm hồn người tỵ nạn bằng những giá trị đạo đức, văn hoá truyền thống Việt Nam cùng những giá trị cao đẹp về ḷng nhân ái, tự do, công b́nh. ‘Phải t́m cho ḿnh một lư tưởng sống, một lẽ sống, một nguyên tắc sống và các giá trị để thực hiện. Trước khi xây dựng lại đất nước, phải xây dựng lại tầm hồn!’

Đó là tinh thần những bài giảng của cha Trí trong nhà thờ. Nhận thấy cần phổ biến rộng răi hơn nữa việc giáo dục tinh thần trong cộng đồng tỵ nạn, ngài chủ trương phát hành bán nguyệt san Tự Do, bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Tuy làm chủ nhiệm, cha Trí giao cho một ban biên tập gồm khoảng 10 anh chị em tỵ nạn thực hiện cụ thể tạp chí này từ bài vở, in ấn và phát hành. Ban biên tập gồm những anh chị em nhiều thiện chí, tuy phần lớn không có kinh nghiệm làm báo. Mỗi khi nghe tin có văn nghệ sĩ nào vượt biên thành công và đến đảo, cha Trí vội mời ngay các vị này vào ban biên tập. Các văn nghệ sĩ này cũng rất vui mừng được cầm bút trở lại, sau nhiều năm bị câm lặng trong áp bức, tù đày. Tôi được nghe nói đến nhà văn Nguyễn Mộng Giác, các nhà báo Đỗ Thái Nhiên, Phan Tấn Hải, Nguyễn Bá Tùng, họa sĩ Vị Ư... Những vị này đă nâng cao giá trị nghệ thuật của bán nguyệt san Tự Do. V́ đối tượng chính là dân tỵ nạn người Việt, nên cha Trí đặt trọng tâm vào báo Việt ngữ, phát hành mỗi tháng 2 kỳ. C̣n báo tiếng Anh, phát hành mỗi tháng một số, chỉ nhằm giúp Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc và các cơ quan thiện nguyện hiểu rơ hơn về nhu cầu của thuyền nhân. Số báo tiếng Việt đầu tiên ra mắt ngày 1 tháng 4 năm 1980, đă được thuyền nhân trong trại Galang hân hoan đón đọc. Và từ đó, báo Tự Do trở thành món ăn tinh thần của người tỵ nạn. Nhiều độc giả gửi sáng tác thơ văn đến báo, cũng như góp ư xây dựng với ban biên tập.

Tôi c̣n nhớ rất rơ những ngày đầu gia đ́nh tôi đến được trại Galang. Đó là vào đầu năm 1983,  tôi nhận một công tác thiện nguyện trong cơ quan World Relief: dạy kỹ nghệ họa cho một lớp chừng hơn 30 học viên. Một hôm sau giờ dạy học, một anh bạn ở gần barrack đến t́m tôi và mời tôi vào ban biên tập báo Tự Do. Thoạt tiên, tôi ngần ngại. Tôi không có kinh nghiệm viết báo, hơn nữa c̣n sợ bị lạc lơng v́ tất cả các anh chị trong ban biên tập đều là người công giáo. Nhưng trước đó tôi đă được nghe nhiều người trong trại ca tụng các đức tính hiền ḥa, nhân từ, chân thành và cởi mở của cha Trí. Họ cũng đều khen ngợi ngài không những nói tiếng Việt lưu loát mà c̣n viết tiếng Việt nhuần nhuyễn. Tôi cảm nhận rằng được cộng tác với ngài là một vinh dự nên đă nhận lời. Tôi vội viết một bài ngắn chào mừng Phật Đản cho số báo Tự Do kỳ tới, đồng thời gắng chấm dứt lớp họa kỹ thuật sớm để tập trung toàn thời gian vào công việc biên tập.

Quả thực làm báo Tự Do rất bận. Báo tiếng Việt ra một tháng hai kỳ, vào đầu tháng và giữa tháng. Trước khi ra một số báo, ban biên tập đóng góp bài vở, viết về các hoạt động của trại và tin định cư, chọn bài của độc giả gửi tới, trả lời thư tín, sửa bài, nhiều khi phải khai triển thêm hoặc viết lại cả bài, phân phối đánh máy trên giấy stencyl, làm proofreading, tŕnh bày, kẻ chữ tựa bài, rồi quay ronéo, cuối cùng là đóng thành tập và phân phối. Tất cả những công việc trên thường đuợc làm vào ban ngày, v́ vào buổi tối, đèn điện không đủ sáng. Ngay sau khi số báo tiếng Việt được phát hành vào đầu tháng, chúng tôi huy động nhân lực dịch một số bài được chọn trong báo đó ra riếng Anh, để chờ thêm vài bài khác trong số báo sau. Nói một cách khác, từ hai số báo tiếng Việt trong một tháng, chúng tôi chọn lọc một số bài để hoàn thành một số báo tiếng Anh. Rồi ban biên tập lại bắt tay vào số báo tiếng Việt kế tiếp cho kịp ngày phát hành giữa tháng. Chúng tôi không có sách vở, tài liệu, cũng như thư viện để tham khảo, phần lớn viết dựa vào hiểu biết sẵn có và trí nhớ của ḿnh. Tôi c̣n nhớ cha Trí đặt mua dài hạn cho ban biên tập một báo tiếng Việt, Văn Nghệ Tiền Phong, từ miền Đông Hoa Kỳ gửi đến, và một tuần báo tiếng Anh. Tuy hai báo đó đến trại trễ khoảng 10 ngày đến hai tuần, chúng tôi cũng rất mừng và chuyền tay nhau đọc. Cha Trí đóng góp rất đều đặn một bài cho mỗi số báo. Cha thường đưa cho chúng tôi cả tuần trước bài tiếng Việt được đánh máy sạch sẽ. Nhưng cha không đưa cho chúng tôi bản dịch tiếng Anh, nên đến khi làm số báo bằng tiếng Anh, th́ một hai anh em giỏi Anh ngữ trong ban biên tập chung sức dịch bài viết của cha sao cho thật sát với nguyên tác. Tuy là chủ nhiệm, cha Trí hoàn toàn tin tưởng chúng tôi và không đ̣i hỏi phải duyệt xem bản thảo trước khi phát hành. Có lẽ ngài đă hài ḷng thấy ban biên tập làm việc sốt sắng, báo ra đúng ngày và được đồng bào trong trại đón đọc thích thú cũng như sốt sắng hưởng ứng gửi sáng tác cho chúng tôi. 

Gần như mỗi tháng, một hay hai anh chị em trong ban biên tập nhận đuợc giấy đi định cư. Để tiễn đưa, chúng tôi đăi nhau bằng một chầu cà phê tại một quán nhỏ trong trại.  Sau đó là việc tuyển thêm người mới để bổ sung vào chỗ trống. Rồi đến một hôm, đến lượt anh tổng thư kư bán nguyệt san Tự Do chuẩn bị đi định cư tại Hoa Kỳ. Cũng như người tiền nhiệm, anh đến trại một ḿnh, vợ con c̣n ở lại trong nước, nên đă dành toàn thời gian cho việc làm báo. Anh đến gặp riêng tôi và yêu cầu tôi nhận thay anh trong nhiệm vụ này. Anh cũng cho biết các anh chị em khác trong ban biên tập và cả cha Trí đều tín nhiệm tôi. Tôi thấy khó từ chối, nhưng rất e ngại không hoàn thành nhiệm vụ như những người tiền nhiệm. 

Tôi đặt thêm mục đố vui văn hóa để giúp độc giả trẻ t́m hiểu về văn hóa, nhất là lịch sử và địa lư Việt Nam. Mục này được rất nhiều người hưởng ứng. Thỉnh thoảng vài nhân viên ngoại quốc và Indonesia làm việc trong trại gửi bài cho chúng tôi. Một hôm vị chỉ huy trưởng lực lượng cảnh sát trại Galang đến gặp tôi. Ông ta là một thiếu tá người Indonesia, rất kính mến cha Trí và đối xử tử tế với người tỵ nạn. Vị thiếu tá cảnh sát trưởng đưa cho tôi xem một bài viết bằng tiếng Anh, nhờ tôi dịch ra tiếng Việt và đăng trên báo Tự Do. Bài này đưa ra một số đề nghị xây dựng giúp thanh thiếu niên trong trại tôn trọng kỷ luật để không gây khó khăn cho cảnh sát. Tôi cố t́m hiểu hết ư của bài viết và dịch ra tiếng Việt, đồng thời sửa vài chỗ trong nguyên tác để đăng trong số báo tiếng Anh sắp tới. C̣n bài của cha Trí th́ chúng tôi thường chuyền tay nhau đọc rồi đăng nguyên bài mà không sửa chữa. Ai cũng khen cha viết tiếng Việt văn hoa, sáng sủa, ngoài ra cha lại c̣n biết dùng thành thạo các thành ngữ, tục ngữ, hay ca dao Việt Nam. Nhưng có lần, sau ngày phát hành báo, chúng tôi nhận được ư kiến của một số anh chị trong gia đ́nh Phật tử Galang phàn nàn cha Trí có ư kỳ thị tôn giáo, dựa vào một từ ngữ ngài dùng trong bài (rất tiếc tôi không c̣n nhớ từ ngữ nào). Ban biên tập chúng tôi họp lại để phân tích từ ngữ đó, và không thấy có một ư nghĩa kỳ thị, chia rẽ nào. Tuy vậy, chiều hôm đó, tôi lên đồi nơi có nhà thờ và pḥng riêng của cha Trí, và tŕnh bày với cha chủ nhiệm sự việc. Nghe tôi nói xong, ngài vẫn giữ vẻ mặt vui tươi, yêu cầu tôi liên lạc với Thượng Toạ X. X. để cho ngài đến thăm. Thượng Tọa X.X. mới nhập trại và là vị Thượng Tọa duy nhất tại Galang lúc đó. Chiều hôm sau, tôi lên t́m cha Trí và được ngài chở trên chiếc Vespa cũ kỹ đến gặp Thượng Toạ X. X. Tuy mới gặp nhau lần đầu, hai vị lănh đạo tôn giáo nói chuyện rất vui vẻ và cởi mở. Cho đến lúc chia tay, tôi không thấy vị nào nhắc đến bài của cha Trí trong số báo Tự Do mới phát hành. Sau đó, tôi được biết Thượng Toạ X. X. định cư ở Bắc Mỹ và hoạt động rất tích cực trong giới lănh đạo Phật Giáo Hải Ngoại.

Khi được tin tôi cùng gia đ́nh có giấy báo định cư tại Hoa Kỳ, cha Trí đến gặp tôi và trao lá thư cám ơn, trong đó với lời lẽ lịch sự và trang trọng, ngài đề cao sự đóng góp của tôi cho bán nguyệt san Tự Do. Có thể lá thư này đă giúp tôi t́m được việc làm tại Hoa Kỳ rất sớm và đúng với chuyên môn. Ngày gia đ́nh chúng tôi rời Galang bằng tàu thủy qua Singapore để đáp máy bay đi Hoa Kỳ, cha Trí lái Vespa đến tận bến tàu để tiễn. Cầm tay ngài, tôi rất cảm động và hẹn sẽ gặp lại trên đất Mỹ. Quả thật, ngài có qua Mỹ vào năm 1985, nhưng tôi được biết tin quá trễ, sau khi ngài trở về trại tỵ nạn. Cũng như nhiều người từ giă trại để đi định cư, chúng tôi luyến tiếc những ngày êm đềm trên đảo, những ngày mà tất cả t́m lại được không khí tự do, an b́nh, bỏ lại sau lưng những sợ hăi, bạo lực, đe dọa... Đến Galang, dân tỵ nạn t́m lại được sự yên ổn trong cuộc sống khá trật tự và thoải mái. Nhất là họ tin rằng mỗi khi gặp khó khăn sẽ có một người bên cạnh sẵn sàng bảo vệ, giúp đỡ hay an ủi. V́ vậy, Galang được mệnh danh là Cửa Ngơ của Tự Do và T́nh Người.

Sau đó, thỉnh thoảng tôi nhận được vài tin ngắn ngủi về cha Trí và trại Galang. Làn sóng tỵ nạn gia tăng mạnh mẽ khắp Đông Nam Á. Cảnh sát Indonesia nhiều lần bạo hành đối với dân tỵ nạn. Cha Trí đă quyết liệt đứng lên bênh vực người dân yếu đuối. Có lần được cảnh sát hỏi v́ sao ngài cứ bênh vực dân tỵ nạn hoài như vậy, ngài trả lời không do dự: ‘V́ quư vị có quyền, có tiền, có súng, c̣n họ chẳng có chi hết’. T́nh trạng kỳ thị bạo hành ở Galang lên đến cao độ, nhưng cha Trí quyết không lùi bước. Cuối cùng, dưới áp lực của chính quyền Indonesia, vị linh mục tuyên úy bị ngưng công tác và phải rời khỏi Galang. Bán nguyệt san Tự Do đ́nh bản sau hơn 100 số báo tiếngViệt được phát hành. Số phận của tập san được in trên giấy ronéo và phát hành nội bộ trong trại có thể sẽ bị ch́m trong quên lăng. Tập san không có độc giả thường trực, v́ thuyền nhân chỉ ghé lại đảo từ vài tháng đến 1 hay 2 năm. Khó người có trọn bộ bán nguyệt san Tự Do từ số đầu đến số cuối. May thay, năm 1984, ông Trần Đại Độ, lúc đó là tổng thư kư bán nguyệt san Tự Do, đă chọn 31 bài viết của cha Trí trong báo này và phát hành một tuyển tập với nhan đề Việt Nam Quê Hương Tôi. Tuyển tập này, được tái bản năm 1987 tại Bataan, Phi Luật Tân, năm 1990 và 1992 tại Hoa Kỳ, đă đưa người đọc trở về sống lại không khí của trại Galang, và nhớ lại những suy tư, tâm t́nh, cũng như lời khuyên nhủ chân thành của vị linh mục giàu ḷng vị tha và nhân ái.

Với tâm Bồ Tát, cảm nhận được cảnh khổ của người Việt tỵ nạn ở nhiều nơi khác, cha Trí lập nguyện đến các nơi đó để phục vụ. Năm 1985, sau khi rời Galang, ngài đến giúp đỡ thuyền nhân ở trại Bataan, Phi Luật Tân. Nhưng chỉ vài năm sau, nạn bạo hành và kỳ thị dân tỵ nạn ở đó cũng trở nên trầm trọng. Cha Trí mạnh dạn đứng lên bênh vực kẻ yếu thế chống lại cách đối xử tàn nhẫn của chính quyền địa phương. V́ cương quyết bảo vệ dân tỵ nạn đến cùng, ngài bị đe dọa nguy hiểm đến tính mạng, đến lúc đó giáo hội phải đưa ngài ra khỏi trại. Rời Phi Luật Tân, không chút mệt mỏi và nản ḷng, cha Trí lại t́nh nguyện đến phục vụ người Việt trong các trại ở Thái Lan và Hồng Kông cho đến năm 1990 th́ được giao công tác khác. Sau này, nh́n lại những năm sống với dân Việt tỵ nạn, ngài nói: “Tôi có thể khẳng định rằng 13 năm sống trong các trại tỵ nạn là 13 năm hạnh phúc nhất trong đời tôi.”  

Trong vài năm đầu thập niên 90 phục vụ giới trẻ Việt Nam hải ngoại qua các khóa Linh Thao, cha Trí soạn cuốn sách với tựa đề Đi T́m Anh Em bằng tiếng Việt, tổng hợp những kinh nghiệm tâm linh. Làm tuyên úy phong trào Đồng Hành của người Việt tại Bắc Mỹ, ngài đặt lại các giá trị gia đ́nh cũng như sứ mệnh của giáo dân trong thiên niên kỷ mới trong tác phẩm thứ ba của ngài, Family 2000.

Nhưng tiếng gọi hiến dâng cho người dân khốn khó lại thúc đẩy ngài lên đường t́m về những người Việt Nam bần cùng. Lần này, ngài không đến các trại tỵ nạn, phần lớn đă bị đóng cửa, mà trở về sống ngay trong nước. Ngài trở về quê hương Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1989, và nhiều lần nữa, trong những chuyến đi công tác giáo dục ngắn ngủi trong suốt 12 năm sau đó, kể cả những năm cuối đời mắc bệnh nan y. Theo gương thánh Phanxicô Khó Nghèo cùng quê, ngài đă sống ḥa ḿnh để giúp đỡ người dân bần hàn, chất phác.

Năm 1996, cha Trí được gọi về Rôma để phục vụ trong nhà tĩnh tâm Galloro của Ḍng được 2 năm th́ bị phát hiện có bệnh ung thư. Từ năm 1998, ngài phấn đấu chống căn bệnh hiểm nghèo qua giải phẫu và chemotherapy. Tuy bị đau đớn, ngài luôn luôn hiền ḥa, kiên nhẫn và vui vẻ. Ngài b́nh thản chấp nhận: “Có bệnh th́ phải chữa, khỏi th́ làm việc tiếp, chết th́ về với Chúa”. Thoạt tiên, bệnh có vẻ đuợc chế ngự, nhưng sau đó lại phát triển mạnh hơn. Đầu năm 2003, bộ phận gan ngưng hoạt động, và ngài từ trần lúc 12:30 sáng ngày 3 tháng 3 năm 2003. Theo đúng ư nguyện, ngài được tẩm liệm mặc áo lễ và tay cầm tràng hạt mân côi, gợi lại h́nh ảnh quen thuộc của ngài trong nhiều năm phục vụ thuyền nhân Việt Nam khắp vùng Đông Nam Á. Thánh lễ an táng tại Rôma do người bạn học cùng lớp với ngài, giám mục Antonelli cai quản địa phận Florence, nước Ư, làm chủ tế cùng với hơn 50 linh mục. 20 linh mục Việt Nam tại Rôma đă tham dự thánh lễ này. Tại Nam California, Hoa Kỳ, không kể nhiều thánh lễ do cá nhân xin riêng, hai thánh lễ trọng thể cầu nguyện cho linh hồn cha Trí trong hai tuần kế tiếp đă được đông đảo cựu thuyền nhân cũng như thành viên của phong trào Đồng Hành tham dự.

H́nh ảnh vui tươi giản dị, nụ cười hiền ḥa, cởi mở và cách phát âm tiếng Việt đúng giọng của vị linh mục người Ư mang tên Việt Nam Đỗ Minh Trí khó phai mờ trong tâm trí những ai đă từng gặp gỡ ngài. Riêng đối với những người đă có nhiều dịp gần gũi, th́ ngài quả là một vị chân tu đầy ḷng bao dung, nhân ái, sống ḥa ḿnh với người nghèo khó, mang đến họ t́nh yêu thương và niềm vui sống. Với ḷng yêu thương người Việt Nam vô hạn, ngài nhập cuộc với thuyền nhân, mang tấm ḷng Bồ Tát đi từ trại tỵ nạn này đến trại tỵ nạn khác, hiến dâng tất cả để bảo vệ, an ủi, giúp đỡ kẻ khốn cùng cô thế. Ngài c̣n có một ư chí sắt đá của người quân tử Đông phương, quyết tâm xả thân cho việc nghĩa, cúc cung tận tụy cho đến hơi thở cuối cùng.

 

Ghi chú: Những chữ in nghiêng trong bài này được trích trong cuốn Việt Nam Quê Hương Tôi của Cố Linh Mục Đỗ Minh Trí.