ĐH 2003.02 | Số Đặc Biệt - Tưởng Niệm Cha Dominici

 

Trang chính Bao DH 2003 2003-02
.

Ánh Sáng và Bóng Tối Trong Phong Trào

Gildo Dominici, SJ

 
  Cha Gildo Dominici, linh mục Ḍng Tên người Ư, sinh năm 1935 tại Assisi, qua đời v́ ung thư ngày 3.3.2003 tại Rôma. Từng là thừa sai tại Việt Nam, cha mang tên Việt Nam là Đỗ Minh Trí.

Ánh Sáng và Bóng Tối Trong Phong Trào

Gildo Dominici, SJ

Ngày 27 tháng 4 tôi có dịp tham dự buổi họp nhóm trẻ tại Montréal. Các em chia sẻ kinh nghiệm trong 4-5 năm sinh hoạt nhóm của họ. Một em nói: nhiều khi chiều thứ bảy, lúc nhóm họp, em phải đi làm không tham dự được buổi họp. Lúc đó em nhớ nhóm rất nhiều...

Nghe như thế, tôi nghĩ bụng: đây có nguy hiểm, các nhóm trở nên một nhóm bạn (a club of friends) thôi! Tức là họ sinh hoạt trên b́nh diện tự nhiên, (on a pure human level). Nhưng sau khi nghe tiếp, tôi thay đổi ư kiến. Một em khác nói: em rất thích sinh hoạt với nhóm, v́ ở đây em có thể chia sẻ tâm hồn ḿnh, một điều mà không có thể làm được ở nhà với cha mẹ! Mấy em khác cũng nói như thế. Có một em nói thêm: nếu không có nhóm, chắc em đă bỏ đạo từ lâu rồi! Nghe thế tôi vui mừng vô cùng. V́ qua lời các em, tôi thấy rơ các em đang sống một thực tế siêu nhiên mặc dù không ư thức. Các em đang rút kinh nghiệm cụ thể về đời sống Giáo Hội! Tại sao các em cảm thấy thích, cảm thấy vui lúc đang ở với nhau? Cảm thấy vui hơn kể cả lúc ở với cha mẹ? Đi làm th́ nhớ nhóm mà không nhớ nhà, lạ lùng thật!

V́ các em đang hưởng sự hiện diện của Đức Kitô giữa họ, như thánh Matthêo 18, 20 nói: “nơi nào có 2-3 người hiệp nhất nhân danh Thầy, Thầy ở giữa họ”. Đây là Giáo Hội, tức là gia đ́nh con cái Chúa mà Đức Giêsu đă lập. Nơi nào, lúc nào một số người yêu thương nhau bằng t́nh yêu bác ái mà có giữa Chúa Cha và Chúa Con, nhóm đó là Giáo Hội, tức là đang hưởng kết quả sự hiện diện Đức Giêsu hiện diện giữa họ: họ cảm thấy b́nh an, vui, tự do... vấn đề không phải họp lại một chỗ như thường thường câu đó được dịch ra, mà là vấn đề phẩm chất mối liên lạc giữa các nhóm viên: it is a question of the quality of their relationship.

Tôi vui mừng v́ chắc chắn nhiều nhóm cảm thấy như các em Montréal. Đây là ánh sáng của các nhóm! Có sự hiện diện Đức Giêsu trong các nhóm, chúng ta không sợ ǵ cả, chúng ta có thể làm bất cứ cái ǵ cũng được. Tôi vui mừng v́ lúc đó tôi hiểu được hai điều:

1) Chúa muốn phong trào chúng ta sống để giúp giới trẻ Việt Nam. Nếu anh chị em biết sự hiện diện Đức Giêsu giữa anh chị em, (v́ sự hiện diện của Ngài là không phải đương nhiên!), tương lai phong trào sẽ được bảo đảm. Các nhóm có những khả năng tiềm ẩn rất lớn để phát triển và giúp đỡ các bạn trẻ; Phong trào có thể trở nên một nam châm lôi cuốn và giúp nhiều giới trẻ Việt Nam.

2) Tôi cũng bắt đầu hiểu phải làm ǵ để giúp phong trào khỏi chết và trở nên vô hiệu (inecffective), để làm cho các nhóm có sức sống lớn (a great spiritual vitality).

3) Tôi hiểu phần nào làm sao cho những bóng tối của Phong trào thành vô dụng (how to neutralize the shade in our movement). 

V́ những bóng tối vẫn có! Tôi xin phép đưa ra đây mấy sự kiện tôi thấy trong phong trào, làm chất liệu để chúng ta cùng nhau suy nghĩ và khám phá ra ư Chúa trong chúng ta.

 

I.  Những sự kiện chỉ về lối sống của chúng ta

Chúng ta sống thế nào? Sống theo mẫu mực nào: văn hóa Việt Nam hay là Phúc Âm Chúa? Chúa có bằng ḷng về chúng ta không?

a) Một số người trẻ và nhiều nhóm chuẩn bị đi Linh Thao rất kỹ, hăng hái và kết quả tốt đẹp. Nhưng có nhiều người có vẻ đánh giá Linh Thao không bao nhiêu; cũng không đánh giá cuộc sống nội tâm với Chúa, cầu nguyện và đời sống Phúc Âm bao nhiêu, những điều trên đối với họ có vẻ là phụ thôi; something marginal in life. Họ quyết định đi Linh Thao vào phút chót, cho nên tâm hồn họ không được chuẩn bị ǵ cả, v́ thế kết quả không có. Người khác cũng không chuẩn bị, cứ đi làm cho đến phút chót, cho nên rất mệt. Kết quả là họ... ngủ ngon suốt ngày thứ bảy!... Theo kinh nghiệm mấy năm trước của tôi, một nửa các khóa Linh Thao trong 3 ngày là như thế. Điểm này mang lại nhiều bất măn cho linh mục hướng dẫn; nhiều khi tôi tự hỏi: bỏ trại tỵ nạn làm ǵ? Mất tiền, mất thời giờ đến Mỹ để... ru ngủ hoặc đưa vơng các bạn trẻ có ích ǵ? Sao tôi phải đến đây để làm babysitter? Chúa có muốn chúng ta thay đổi ǵ về điểm này hay không?

b) Phong trào chúng ta có mục đích giúp giới trẻ Việt Nam sống cuộc sống con cái Chúa, sống theo Phúc Âm Chúa hoặc theo thần khí Chúa; chúng ta phải sống, sống, sống... Chúng tôi ở trung ương nhận nhiều bài viết rất hay; nhưng xét về nội dung th́ không có ǵ cả! Nó chỉ diễn tả tư tưởng, lư thuyết hoặc cảm nhận của người viết... Thiếu sự sống, thiếu kinh nghiệm sống với Chúa, kinh nghiệm Phúc Âm... Điều này có ư nghĩa ǵ? Các bạn không sống hay không dám viết? Chúng ta nên xét ḿnh: chúng ta có sống thật không? Linh Thao có tác dụng nào, có ảnh hưởng nào trong cuộc sống cá nhân, gia đ́nh, nhóm?

c) Tôi đă tham dự mấy buổi họp các nhóm. Sau kinh nghiệm này tôi tự hỏi và mời các bạn tự hỏi: bao nhiêu người tham dự thường xuyên buổi họp nhóm? Các buổi họp nhóm có vui, hấp dẫn hay là buồn, boring? Hơn nữa, sau khi các bạn trẻ đă tham dự buổi họp, các bạn có cảm thấy nhiệt tâm hơn, cương quyết hơn trong việc bước lên trên đường của Chúa hay cảm thấy đă mất th́ giờ tham dự vào một nghi lễ thôi? Các buổi họp có kết quả cho cuộc sống cầu nguyện và yêu thương bác ái của các nhóm viên không? Lúc họp các bạn làm ǵ? Nhấn mạnh ǵ? Làm thế nào để các bạn trẻ được bồi bổ (enriched) bởi các buổi họp?

d) Phong Trào Linh Thao sẽ có tương lai không? Các bạn có muốn Phong Trào có tương lai không? Chúa có muốn Phong trào có tương lai không? 

e) Một sự kiện nữa làm cho tôi suy nghĩ và mời các bạn cùng suy nghĩ. Tôi thấy ở khắp mọi nơi khá nhiều tân gia đ́nh, tức là những gia đ́nh do các bạn trẻ thuộc về phong trào Linh Thao, đang gặp nhiều khó khăn không kém những gia đ́nh khác không thuộc về phong trào: hai vợ chồng không hiểu nhau, không biết tôn trọng lẫn nhau, không biết đối thoại, cứ chửi rủa lẫn nhau… giống như những gia đ́nh khác! Điều này làm cho tôi bỡ ngỡ v́ nói lên sự kiện không thể chối cải được: Linh Thao không mang lại lợi ích bao nhiêu cho gia đ́nh các bạn! Có vẻ sự cầu nguyện trong Linh Thao đă không giải thoát các bạn, không cải thiện mối liên hệ giữa các bạn, th́ có thể đó đă không phải là cầu nguyện.

f) Như thế đi Linh Thao có ích lợi ǵ? Có điều ǵ không ổn với các buổi Linh Thao? Hay với chính các bạn?

g) Có khá nhiều linh mục Việt Nam không thích Linh Thao, có thái độ tiêu cực đối với phong trào của chúng ta. Thái độ tiêu cực này mang nhiều mức độ khác nhau: từ không thích cho đến ghét và chống lại... Tôi đă nghe nhiều chuyện về điểm này và vẫn đang nghe. Tại sao thế? Có phải là lỗi tại các linh mục hay lỗi nơi chúng ta? Lỗi nào? Cần phải làm ǵ để thay đổi t́nh trạng này?

h) The GOSPEL! Phúc Âm! Có lẽ đây là điều ngăn trở chính cho nhiều bạn trẻ. Đối với các bạn Phúc Âm là ǵ? Nó đóng vai tṛ nào trong cuộc sống của các bạn? Là một phụ lực thôi, cái ǵ mà nghe đọc trong lễ Chúa Nhật, cái mà dùng khi lúc cầu nguyện khi lên núi; sau đó đặt nó bên cạnh hoặc trong tủ lạnh cho nó mát, quên hoàn toàn cho đến khi cần một lần nữa. Bao nhiêu người trong các bạn quan tâm đến lời Chúa? Bao nhiêu người thật sự cố gắng sống Phúc Âm? Bao nhiêu người lo lắng mỗi ngày (a real thorn in the flesh) làm sao tôi thực hiện được Phúc Âm?

 

II.  Những chiều hướng (trends) chỉ về tương lai của Phong trào

Phong trào Linh Thao sẽ có tương lai không? Các bạn có muốn phong trào có tương lai không? Chúa có muốn phong trào có tương lai không? Câu hỏi cuối này mới quan trọng! Để biết ư Chúa, chúng ta nên nh́n vào mấy chiều hướng sau đây:

a) Các cha ngoại quốc không có tương lai cho phong trào: 2-3 năm nữa, các bạn sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về phong trào. Chúng ta phải làm ǵ để chuẩn bị biến cố này?

b)  Cho đến bây giờ phong trào đă giúp giới trẻ từ 20 trở lên. Nhưng thế hệ này càng ngày càng... già! Dần dần họ sẽ càng bận rộn với gia đ́nh, nghề nghiệp... Hơn nữa, thế hệ này đă được đào luyện bởi Linh Thao rồi, đă nhận được tất cả những ǵ có thể nhận được bởi Linh Thao rồi: they got from the retreats the most they could get! Chúng ta không thể chờ đợi ǵ hơn nơi các anh chị này. Chỉ có một điều là họ có thể làm được: giứp các em nhỏ hơn...

c) Trái lại, các em thiếu niên Việt Nam càng ngày càng đông! Các em đông lắm! Hơn nữa, các em c̣n tươi trẻ, tinh tuyền, nguyên vẹn! Họ chưa bị hư. Các em rất cần được hướng dẫn gặp Chúa, chọn Chúa là lẽ sống của họ. Và v́ c̣n trẻ, cho nên dễ thay đổi, chưa cứng rắn, dễ sửa lại chính ḿnh... Các bạn nghĩ sao? Tương lai của Phong trào có phải ở nơi các em “Nhí” hay không? Như các bạn thấy, tôi có hai âu lo chính: bồi bổ cuộc sống Kitô hữu của giới trẻ Việt Nam, đào sâu lối sống Phúc Âm của họ; chuyển hóa những nỗ lực của Phong trào từ việc giúp giới trẻ “già” đến việc giúp giới trẻ “trẻ”!!! Thiết tưởng hai điểm này phải trở nên mục tiêu của chúng ta trong tương lai gần đây.

Về việc đào sâu cuộc sống của giới trẻ, tôi xin cắt nghĩa thêm một chút để khỏi hiểu lầm. Cải thiện cuộc sống Kitô hữu là một công việc của hai bên. Chủ động là mỗi cá nhân. Sống theo Phúc Âm là công việc yêu thương, và không ai có thể bắt buộc người khác yêu mến. Không ai có thể thay thế ḿnh trong công việc cam kết với Chúa Kitô. Mỗi người được gọi bỏ ḿnh đi, yêu thương đến cực độ (John 15,13) và theo Đức Giêsu trong sự chết và sự sống lại: không ai có thể thay thế ḿnh trong việc này.

Nhưng mặt khác, phong trào có nhiệm vụ trước mặt Chúa là giúp giới trẻ trong việc cam kết với Chúa; phong trào phải có đủ cơ cấu, đủ phương tiện; phải cung cấp cho giới trẻ với đủ phương cách thuận tiện làm cho sự cam kết với Chúa dễ dàng hơn.

Điều này chính là mục tiêu của chiến dịch cầu nguyện và nhận định: Muốn biết khả năng giúp giới trẻ sống theo tinh thần Phúc Âm có thể được cải tiến như thế nào, tôi xin tóm tắt lại vấn đề vào mấy câu hỏi sau đây hầu giúp các bạn dễ phân biệt ư Chúa.

1- Chúng ta không bắt đầu từ zero đâu! Phong trào có một sự phong phú tinh thần rất lớn. Các bạn nghĩ sao? Sự phong phú này là ǵ? Sức mạnh của phong trào ở yếu tố nào? Nếu các nhóm có identity, phải đi t́m nó ở đâu? Có người đă quả quyết rằng nhóm họ thiếu identity!

2- Các bạn có thấy được nhược điểm và những nhược điểm đó ở đâu? Cái ǵ làm cho phong trào yếu đi, chết luôn hoặc trở nên vô dụng?

3- Nhiều khi đi Linh Thao không mang lại kết quả trong việc thay đổi lối sống, Linh Thao có vẻ vô hiệu trong việc Phúc Âm hóa đời sống của nhiều người. Các bạn nghĩ sao? Nguyên nhân của sự kiện này là ǵ? Có phải v́ nhiều người trẻ thích sống nô lệ, thích mối lợi cho nhiều cảnh nô lệ đem lại? Họ không để lời Chúa trở nên một thách đố cho cuộc sống của họ: they do not allow themselves to be put into question, to be challenged by God in prayer. Lúc đi Linh Thao, họ như một thành lũy không chịu để lời Chúa triệt hạ những tháp canh! Họ cảm thấy tự măn với chính ḿnh, không thấy nơi ḿnh những khuyết điểm và không muốn đặt lại vấn đề cho cuộc sống ḿnh... Phong trào có thể làm ǵ để giúp những người như thế?

4- Linh Thao có giúp bạn gặp Chúa, sống theo ư Chúa trong cuộc sống hằng ngày không? Khi đi học, khi đi làm, khi bận rộn với những lo âu gia đ́nh... Các bạn có cảm thấy Chúa hiện diện bên cạnh để dẫn dắt, giúp đỡ hay Ngài vắng mặt? Linh Thao có giúp bạn khám phá ra Chúa ngay trong những bận rộn đó không?

5- Khi các bạn đi họp nhóm, có cảm thấy vui không? Có giúp ích cho bạn không? Bằng cách nào? Có phải là sức mạnh và nguồn ánh sáng cho cuộc đời?

6- Báo Đồng Hành có giúp các bạn cầu nguyện và sống dồi dào theo tinh thần Phúc Âm không? Loại bài giúp bạn nhiều nhất? Bạn thích loại bài nào hoặc mục nào? Có đề nghị cụ thể nào để cải tiến báo Đồng Hành không?

7- Các bạn nghĩ phong trào có nên tổ chức thêm các nhóm “Nhí” không? Dù không bỏ những nhóm lớn, có nên để ư các em hơn không?

Xin các bạn đọc kỹ những trang này, dùng làm đề tài cầu nguyện và nhận định ư Chúa. Xin đừng quên một điều quan trọng: sự cầu nguyện và nhận định này là một công việc t́nh yêu bác ái, là một việc phục vụ cho anh chị em của chúng ta. V́ thế xin làm điều này với ḷng đầy t́nh thương như Thánh Phaolô nói:

“... Điều mà tôi khẩn khoản nài xin là cho ḷng mến của anh em ngày thêm dồi dào, khiến anh em được ơn hiểu biết và tài trực giác siêu nhiên, để nhận ra cái ǵ là tốt hơn...” (Philip, 1, 9-10).

“... Anh em đừng có rập theo đời này, nhưng hăy cải biến con người anh em bằng cách đổi mới tâm thần, hầu có thể nhận ra đâu là ư Chúa: cái ǵ là tốt, cái ǵ đẹp ḷng Chúa, cái ǵ hoàn hảo...” (Roma 12, 2).

G. Dominici, SJ