ĐH 2002.03  |  Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2002

 

Trang chính Bao DH 2002 2002-03
.

Spriritual Exercises in Everyday Life

Lê Xuân Hy

 
 

Lời Ṭa Soạn: Tháng sáu vừa qua, một số anh chị trong phong trào đă gặp nhau tại Seattle (WA) cùng với cha Thành, cha Hùng, cha Tuấn, tham dự khóa Spiritual Exercises in Everyday Life (SEEL). Sau đây là một vài chia sẻ từ các anh chị có mặt. Xin được gửi đến bạn đọc để cùng theo dơi.

 

Thưa các bạn,

Cho đến khi bắt đầu chương tŕnh huấn luyện on-line, tôi xin đề nghị chúng ta chia sẻ những ǵ học được qua các buổi huấn luyện tại Seattle University tháng Sáu năm 2002.

Một ư tưởng quư giá mà tôi mới thấu hiểu lần đầu là nhận xét của ông nội (cha Julian Elizalde) trong đêm tâm sự, rằng phương pháp Linh Thao I-Nhă (LT) nghèo nàn không thể đem so sánh với các chương tŕnh khác (như Kairos, Cursillo), và người linh hướng nhiều khi đơn sơ, thiếu lôi cuốn, không hấp dẫn. Tuy nhiên, chính sự nghèo nàn, đơn sơ của phương pháp đă trở nên điều tốt đẹp v́ trong LT Thiên Chúa làm việc trực tiếp với người làm LT. Nhận xét này làm tôi giật ḿnh nhớ lại một câu tôi đọc cách đây vài năm, “theo Karl Rahner, đóng góp nổi bật nhất của I-Nhă cho Giáo Hội là sự xác tín (insistence) rằng Kitô hữu có thể cảm nhận Thiên Chúa một cách trực tiếp, và ơn này không chỉ dành cho một nhóm người ưu tú nhưng được mở rộng cho ngay cả các giáo dân b́nh thường.” (Walther J. Burghardt, SJ, in John E. Dister, SJ, Ed., A New Introduction to the Spiritual Exercises of St. Ignatius, 1993).

Nhận xét của cha Thành dẫn tôi tới những hiểu biết sau:

-  Chúng ta có một món quà quư giá từ thánh I-Nhă: Kinh nghiệm gặp Chúa trực tiếp. Trừ khi chúng ta cầu nguyện (thí dụ như làm Phút Hồi Tâm) đều đặn, chúng ta sẽ đánh mất cốt lơi của LT, mà nếu thiếu đời sống cầu nguyện th́ các khóa huấn luyện chỉ là vô ích, có khi c̣n có hại nữa. Khó có thể cầu nguyện măi một ḿnh mà không gặp trở ngại. V́ thế người linh hướng, dù ngay cả một vị không có ǵ hấp dẫn miễn là hữu hiệu trong việc đưa ta tới gặp Thiên Chúa trực tiếp, có thể giúp một cách đáng kể.

-  Chúng ta có món quà quư này không phải v́ chúng ta là một nhóm ưu tú. Món quà này dành cho tất cả mọi người.

-  Sau khi chúng ta có kinh nghiệm gặp Chúa, chúng ta có thể chia sẻ với nhiều anh chị em khác, không chỉ giới hạn cho một nhóm nhỏ ưu tú. V́ vậy chúng ta mới đi học cách giúp người khác đến thẳng tới Chúa.

-  Chính v́ phương pháp LT “nghèo nàn” mà chúng ta có thể làm việc với các hội đoàn khác: Cursillo, Thiếu Nhi Thánh Thể, Thanh Sinh Công, Các Bà Mẹ Công Giáo, Hội Đồng Giáo Xứ (như chia xẻ của hai anh Ân và Nghĩa) v.v...  Bởi v́ chính Chúa Giêsu là phương pháp. Chúng ta có thể nhớ lại lời cha Pat O�Leary, “Chúa Giêsu là Nguyên Lư và Nền Tảng”.  Thí dụ, tâm điểm của TNTT là Chúa Giêsu, khi chúng ta có thể giúp các huynh trưởng TNTT có kinh nghiệm gặp Chúa trực tiếp, chúng ta đă đóng góp cho TNTT mà không thay đổi một chút nào các đặc nét của phong trào này. Một lần nữa, đó là vẻ đẹp trong sự “nghèo nàn về phương pháp” của LT. Điều này đă mới xảy ra qua các khóa Linh Thao Nhẹ Nhàng (Light Works), tối thiểu cũng tại Houston và Seattle.

-  Chúng ta cần chia sẻ món quà “gặp Chúa Giêsu” với các anh chị em ngoài phong trào. Nếu không, chúng ta sẽ gặp khó khăn và cần được thanh tẩy. Cha viện trưởng Steve Sundborg SJ nói rằng chính các ḍng tu đă bảo tồn những truyền thống linh đạo cao đẹp trong Giáo Hội và bây giờ trao lại cho giáo dân. Phong trào Đồng Hành cũng vậy, chúng ta được ơn cảm nhận Chúa trực tiếp, và chúng ta cần chia sẻ kinh nghiệm này với cộng đồng dân Chúa mà không đ̣i hỏi họ phải tham gia Đồng Hành.

-  Một h́nh ảnh của việc gặp Chúa trực tiếp là lúc cuối thánh lễ Sai Đi chiều Chúa Nhật. Chính các bạn tổ chức phần cầu nguyện cuối lễ, quỳ trước bàn thờ và hát “này đây Chúa ơi con hiến dâng cho Ngài” (Tâm T́nh Ca III) dâng lên Chúa trong khi cha Hùng bước xuống khỏi bàn thờ, các cha, các director Mỹ, Ban Giảng Huấn đứng phía sau các bạn. Trong khi các bạn cầu nguyện với Chúa, các bạn đường trong khóa cần đứng sang một bên, không cản lối. Tôi và các cháu thường trở lại dâng lễ tại nguyện đường I-Nhă của Đại Học và h́nh ảnh của nghi thức Sai Đi vẫn sống động ngay trước mắt tôi.

-  Một nhận xét khác của cha Thành đă giúp tôi, “Cơ cấu của SEEL đáng giá ngàn vàng, v́ vậy chúng ta nên rất cẩn thận trước khi muốn thay đổi cơ cấu này.” Để làm sáng tỏ hơn cơ cấu này, ban giảng huấn đă liệt kê rơ ràng những bước bạn có thể làm trong bản nhận định mà chúng ta dâng lên như lễ vật trong thánh lễ bế mạc. Nếu cơ cấu của SEEL quan trọng như vậy, chúng ta cần hiểu rơ và sử dụng cơ cấu này một cách hiệu quả.

-  Cha Thành cũng nói rằng thái độ biết ơn là căn bản cho tuần I và II trong Linh Thao. Đây là điểm thứ hai mà Walter Burghardt đưa ra. Điểm thứ nhất là kinh nghiệm gặp Chúa trực tiếp, đă đề cập trong phần đầu. Điểm thứ hai chính là sự biết ơn. Chúa Kitô Phục Sinh không ngừng hoạt động (như một người thợ) trong mọi nơi, trong mọi thực thể, trong vũ trụ của Ngài. Ḷng biết ơn Chúa hoạt động không ngừng là điểm chính của Contemplatio (Lời nguyện kết thúc khóa LT), đă được cha Tetlow SJ viết lại thành bốn tuần đầu của Thao Luyện Nhẹ Nhàng. Mọi sự ăn khớp một cách đơn giản không ngờ. Tâm t́nh biết ơn này được đan sĩ David Steindl-Rast diễn tả trong tập Gratefulness, The Heart of Prayer: An Approach to Life in Fullness do Paulist Press xuất bản năm 1991.

Một yếu tố của chương tŕnh SEEL hơi khó thực hiện, đó là trong thời gian được huấn luyện, những học viên đi qua SEEL ít nhất là ba lần trong ba năm: năm đầu làm LT, rồi tới năm nhận định cũng đi theo chương tŕnh LT (discerner), rồi tới năm thực tập (intern). Ngay cả khi đă trở nên một linh hướng rồi, chúng tôi vẫn c̣n làm việc theo nhóm với những linh hướng dày kinh nghiệm để tiếp tục học thêm. Thật khó có thể rập khuôn cơ cấu này tại các thành phố rải rác trên thế giới. Anh chị em tại Seattle (Sơn, Khuyên, Hy và Hoa) rất may mắn được hưởng những phong phú có sẵn tại địa phương. Có lẽ Chúa sẽ đ̣i nhóm Seattle sinh nhiều hoa lợi khi Ngài ban cho nhiều nén vàng.

 

Lê Xuân Hy (Seattle University) ghi,
Phạm Quang Trung chuyển ngữ.