ĐH 2001.03 | Trước Ngưỡng Cửa Hôn Nhân

 

Trang chính Bao DH 2001 2001-03
.

Xa Cách

Đỗ Bá Long, SSS

 
 

Nói đến xa cách là nói tới một mệnh đề ghép của chữ “xa” và chữ “cách”. Nét đẹp của mệnh đề ghép này khi thốt lên, nó tạo ra một tâm t́nh nhớ nhung hay một cảm xúc lưu luyến, cho người nghe cũng như người nói. Cũng như khi hai người thương yêu nhau, khi phải nói lên lời xa cách, là họ cùng nói lên tâm trạng lưu luyến dành cho nhau, không muốn rời xa nhau, nhớ thương nhau, chỉ mong sao được sống trong cung ḷng của nhau và trông chờ đến ngày được gặp lại nhau.

Thông thường khi phải xa cách nhau th́ người ra đi cũng như kẻ ở lại đều mang một tâm trạng u buồn. V́ thế nói đến xa cách là cả một bầu trời u buồn xuất hiện. Người ta thường sợ hăi, lo âu khi phải nói nên lời chia ly giă biệt, bởi v́ trong ngôn ngữ của chia ly giă biệt đều có mang những ấp ủ của nỗi ḷng và nhớ nhung khi phải xa cách. Cả một bầu trời u buồn được xuất hiện trong ḷng. Khi phải xa cách nhau, có mấy ai dám khẳng định về hội ngộ trong tương lai, cho nên người ta rất sợ phải xa nhau. Một bầu trời u hoài xuất hiện trong tâm hồn ḿnh, trong cuộc sống ḿnh, khi phải nói lên lời từ biệt lẫn nhau và phải xa nhau. Xa cách người mà ḿnh yêu thương th́ ḷng nhớ về người đó càng sâu đậm hơn. Thổn thức trong ḷng và quyến luyến cùng nhau, v́ thế, khi phải xa nhau th́ người ta thường hay thốt nên lời than thân, trách phận.

”Vầng trăng ai xẻ làm đôi.
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.”
1

Phải xa cách nên mới có nhớ thương, khi nhớ thương mà phải xa cách th́ người ta thường trao cho nhau những kỷ vật để nhớ đến nhau và lời ước hẹn hướng về tương lai. Trao cho nhau kỷ vật để mỗi khi nhớ đến nhau, họ có thể ngắm nh́n nó và cảm thấy gần nhau hơn hay là thấy được ḷng của nhau. Ước hẹn là cho nhau niềm hy vọng. Ước hẹn ngày gặp lại nhau trong tương lai, chính là động lực thúc đẩy để cho dù có phải chia ly xa cách, nhưng ḷng của ḿnh vẫn luôn hướng về hay ở cùng người mà ḿnh đang xa cách. Nếu nói như vậy, th́ xa cách chỉ mang tính cách của nỗi buồn giai đoạn, nhưng ngày vui sum họp với nhau th́ lại mang bản chất vĩnh hằng.

Nếu đồng ư như thế, th́ tôi có thể đặt câu hỏi rằng: Khi xa cách, người ta nên mang nỗi buồn biệt ly hay ôm ấp niềm vui hội ngộ? Phải chăng giữa nỗi buồn biệt ly và niềm vui hội ngộ là một vùng trời của thương nhớ? Khi thương nhớ mà được ở lại trong ḷng của nhau, th́ đó có phải là một kết hiệp nên một với nhau? Như vậy, xa cách thật sự có cách xa hay không? Hay xa cách là cùng kết hiệp nên một? Nếu xa cách không c̣n là cách xa th́ xa cách sẽ phải là sống động trong cung ḷng của nhau, là kết hiệp nên một cùng nhau, là hoàn toàn thuộc về nhau.

Xa cách chỉ là ngôn ngữ dùng để diễn tả lên trạng thái của ḷng thương nhớ trong giây phút hiện tại khi phải xa nhau trong tương lai. C̣n chiều sâu của xa cách th́ hoàn toàn trái  ngược lại ư nghĩa và bản chất của mệnh đề xa cách. Chiều sâu của xa cách chính là diễn tả nên tính chất kết hiệp nên một cùng nhau, và cùng sống trong cung ḷng của nhau măi măi.

Trong lời giă biệt của Đức Giêsu với các môn đệ yêu mến của ḿnh, tôi nhận thấy đây không phải là lời giă từ thông thường như bao lời giă từ khác, nhưng là cả một tâm t́nh được trao đi, cả một ḷng ao ước cùng ở bên nhau, cả một xác tín được trọn vẹn thuộc về nhau và cả một giấc mơ được ở trong cung ḷng của nhau và hiệp nhất nên một trong cùng đồng h́nh đồng dạng. Gửi một tâm t́nh là mong được cảm thông và đón nhận. Gửi một tâm t́nh cho nhau là ao ước được ở trong ḷng của nhau. Và hôm nay cho đến măi măi, cũng một tâm t́nh như khi xưa, Chúa luôn muốn trao gửi đến cả nhân loại chính trái tim của Ngài, trái tim ấp ủ một ước nguyện: “con muốn rằng con ở đâu th́ những người Cha đă ban cho con cũng ở đó với con”; một niềm hy vọng sâu đậm trong tâm hồn: “con đă ban cho họ vinh quang mà Cha đă ban cho con, để họ được nên một như chúng ta là một: Con ở trong họ và Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn nên một”; và cả một niềm khao khát, mong mỏi tự đáy ḷng: “thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đă sai con và đă yêu thương họ như đă yêu thương con”. “Con không c̣n ở trong thế gian này nữa, nhưng họ, họ, ở trong thế gian; phần con, con đến cùng Cha. Lạy Cha chí thánh, xin ǵn giữ các môn đệ trong danh Cha mà Cha đă ban cho con, để họ nên một như chúng ta. Phần con, con đă ban cho họ vinh quang mà Cha đă ban cho con, để họ được nên một như chúng ta là một: Con ở trong họ và Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn nên một; như vậy, thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đă sai con và đă yêu thương họ như đă yêu thương con. Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu th́ những người Cha đă ban cho con cũng ở đó với con. (Gio 17, 11& 22 - 24a).

“Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu th́ những người Cha đă ban cho con cũng ở đó với con”. Nơi đây ghi nhận tâm t́nh Chúa đối với các môn đệ ḿnh yêu quư, nơi đây đóng ấn tâm t́nh của Chúa với tôi. Thật ấm cúng v́ muốn được kết hiệp với nhau và được ở trong cung ḷng của nhau.

Cứ xét theo đoạn văn trên, th́ tôi có thể khẳng định rằng, Chúa đă dùng lời từ biệt này để mặc khải cho con người về chiều sâu của xa cách: xa cách là để cùng được hiệp nhất nên một với nhau và để cùng ở lại trong cung ḷng của nhau mỗi ngày, và suốt cả một cuộc đời được trọn vẹn thuộc về nhau. Quá ngọt ngào nơi t́nh Chúa dành cho con người và quá đắng cay khi con người đáp trả bằng những thờ ơ và lạnh nhạt.

Lạy Chúa, con cảm thấy t́nh yêu của Chúa dành cho con người quá bao la và vượt khỏi sự hiểu biết của con người. Làm sao con có thể hiều được t́nh yêu của Chúa nếu con không sống trong căn nhà của Chúa? Làm sao con có thể sống trong căn nhà của Chúa mà khước từ mời Chúa vào cung ḷng của con? Cô độc.

Trong cuộc sống, đôi khi con bắt gặp thật nhiều người, tuy sống chung trong cùng một căn nhà, nhưng ḷng của họ lại rất xa nhau và t́nh yêu như một như chỉ là một lớp áo quần trưng diện bên ngoài, thâm sâu trong tâm hồn t́nh yêu lại không được ngự trị. Đau khổ.

Lạy Chúa, con cũng cần khiêm nhường kiểm chứng lại chính căn nhà của ḷng con. Chúa có thật sự là trọng tâm của mọi hành động, mọi ư nghĩ, mọi suy tư chăng? Hay con vẫn là trung tâm điểm của cuộc đời con. Hoang tàn.

Người ta thường sợ những buổi tiệc mang tính cách biệt ly v́ biệt ly là phải xa cách. Nhưng người ta lại luôn luôn mong muốn hiện diện trong những buổi tiệc biệt ly. Ví như thể, sự hiện diện của ḿnh nơi những buổi tiệc ly này là một thứ ngôn ngữ nói lên ḷng thương nhớ mà người ta dành cho nhau và quyến luyến bên nhau.

Khi c̣n ở bên nhau, người ta thường không qúy những giây phút hiện tại, nhưng khi phải xa cách nhau th́ người ta lại cảm thấy quyến luyến và không muốn rời xa nhau. Rồi khi phải xa nhau th́ họ sẽ sống trong mong chờ và nhung nhớ.

V́ nhớ nhung nhau nên trong buổi tiệc tiễn đưa nhau, người ta thường có thói quen trao tặng cho nhau những kỷ vật. Trao cho nhau những kỷ vật, là ngôn ngữ của t́nh thương và quyến luyến. Trao cho nhau những kỷ vật là để nhớ về nhau, và mong muốn được hiện diện bên nhau qua những kỷ vật. Trong khả năng hữu hạn của ḿnh, khi không c̣n được gặp nhau nữa th́ vẫn muốn được thấy nhau bằng những kỷ vật mà chính ḿnh trao tặng hay đón nhận. Như vậy, những kỷ vật dành cho nhau trong buổi tiệc để tiễn biệt nhau phải chăng là ngôn ngữ của ḷng mong ước ở lại trong ḷng người mà ḿnh sẽ cách xa?

Nếu nói như thế, th́ tôi cảm thấy, những buổi tiệc ly không phải chỉ là để tiễn biệt nhau, mà trên hết là để họ có dịp trao chính tấm ḷng cho nhau, và ở lại trong ḷng của nhau cho tới khi hội ngộ, bằng những kỷ vật dành cho nhau.

Trong Tin Mừng Nhất Lăm đều nói về bữa tiệc Vượt Qua của Chúa Giêsu với các môn đệ của ḿnh, trước khi ra đi tự hiến ḿnh làm của lễ giao ḥa giữa con người với Thiên Chúa. So sánh các văn bản của Tin Mừng Nhất Lăm, tôi nhận thấy mỗi thánh sử đều có một đặc nét khi tŕnh thuật lại bữa tiệc ly này. Nhưng tôi lại thích dừng lại suy tư nơi tŕnh thuật của Tin Mừng mà thánh sử Luca đă viết. V́ trong tŕnh thuật này, thánh sử Luca đă nhấn mạnh đến ḷng khát khao của Chúa khi trao đi chính cuộc sống ḿnh cho các môn đệ của ḿnh và tất cả những ai c̣n ở lại trong thế gian:

“Thầy những khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em trước khi chịu khổ h́nh. Bởi v́, Thầy nói cho anh em hay, Thầy sẽ không bao giờ ăn lễ Vượt Qua này nữa, cho đến khi lễ này được nên trọn vẹn trong Nước Thiên Chúa. Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn và nói: Đây là ḿnh Thầy, hy sinh v́ anh em.  Anh em hăy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy. Và tới tuần rượu cuối bữa ăn, Người cũng làm như vậy và nói: Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra v́ anh em”  (Lc 22, 15 - 16 & 19 - 20).

Trao tặng cho nhau kỷ vật khi phải xa cách v́ chính trong kỷ vật có bao hàm nhớ nhung. Khi tặng cho nhau một kỷ vật là muốn người nhận luôn nhớ về ḿnh. Nhưng thử hỏi, có kỷ vật nào đẹp cho bằng trao đi chính cuộc sống của ḿnh cho người ḿnh thương yêu? Có kỷ vật nào quư giá đến cả một đời “những khao khát” mong mỏi hiến dâng cho những người bạn hữu của ḿnh và cho cả nhân loại? Cả một vùng trời yêu thương và hiến dâng mở rộng và đón chờ. Sống động v́ ḷng khao khát được ở lại trong cung ḷng của nhau măi măi.

“Thật, tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi ḿnh. Ai ăn thịt và uống máu tôi, th́ được sự sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, v́ thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống. Ai ăn thịt và uống máu tôi, th́ ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy. Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đă sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, th́ kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy. Đây là bánh từ trời xuống, không phải như bánh tổ tiên các ông đă ăn, và họ đă chết. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời (Gio 6. 52b-58).

Nh́n về kỷ vật đẹp mà Chúa trao ban cho con người, tôi liên tưởng tới những lời tâm t́nh yêu thương của Chúa trao gửi cho các môn đệ của Ngài. Và phải chăng chính tâm t́nh yêu thương này mà Chúa cũng muốn trao gửi đến chúng ta, mỗi khi chúng ta cùng nhau thành tâm tụ họp chung quanh bàn tiệc thánh, đồng tâm và hiệp nhất nên một trong t́nh yêu thương của Ngài? Sống cùng với tâm t́nh này sẽ dẫn đưa tôi đến đời sống của một cộng đoàn tông đồ, được quy tụ lại và để được sai đi trong t́nh yêu của Đấng đă yêu thương ḿnh ngay từ thuở ban đầu:

“Không ai có t́nh thương lớn hơn t́nh thương của người hy sinh mạng sống ḿnh cho bạn hữu. Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy. Điều Thầy truyền dạy anh em là hăy yêu thương nhau. Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hăy yêu thương nhau; anh em hăy yêu thương nhau như Thầy đă yêu thương anh em. Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: là anh em có ḷng yêu thương nhau” (Gio 15, 13 - 14 & 17; 14, 34 - 35).

Một tấm bánh, một chén rượu - kỷ vật quá tầm thường và đơn sơ, nhưng chứa đựng cả một cuộc đời khao khát mong mỏi trao đi. Một tấm bánh, một chén rượu - kỷ vật tầm thường và đơn sơ nhưng lại thật quư giá, v́ giá trị của kỷ vật không tùy thuộc vào những ǵ bên ngoài, nhưng giá trị nơi sâu thẳm bên trong của kỷ vật. Giá trị của kỷ vật mà Chúa trao gửi cho các bạn hữu của ḿnh chính là sự sống từ Thiên Chúa, và của Thiên Chúa. Một sự sống mới, sự sống vĩnh hằng và bất diệt. Hiểu về t́nh thương của Chúa chưa đủ, nhưng c̣n phải cảm nhận được t́nh thương của Chúa trong cuộc sống của chúng ta và tin tưởng nơi Ngài, th́ chúng ta mới cảm thấy tặng vật mà Chúa Giêsu đă để lại cho con người thật là vô giá. Chính v́ thế mà Phêrô đă tuyên xưng ḷng tin: “Thưa Thầy, bỏ Thầy th́ chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đă tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Gio 6. 68-69).

Một cuộc sống đă gói trọn và chất chứa tất cả tâm t́nh yêu thương mà Chúa trao tặng đă được chuẩn bị từ rất lâu, ngay từ thuở ban đầu, ngay từ nguyên thủy. Hôm nay được trao đi trong yêu thương và hướng về tương lai với “những khát khao mong mỏi... cho đến khi lễ này được nên trọn vẹn trong Nước Thiên Chúa”.

Là một linh mục, hằng ngày con dâng thánh lễ tạ ơn.  Lời kinh tạ ơn luôn là điệp khúc vang vọng trong cuộc sống con. Của lễ dâng lên được kết tụ bằng chính cuộc sống của con người ngày hôm nay, mà chính con là người đại diện dâng lên Chúa như lời kinh chiều của một ngày kết thúc.

Với những cung điệu nhẹ nhàng và bay bổng, giữa những hy vọng và lo âu, giữa những vui buồn và sướng khổ, giữa những ưu sầu và lo lắng, giữa những thất bại và thành công, để kết hiệp và thông phần cùng Chúa và với Chúa. Ví tựa như giọt nước được hoà chung cùng men rượu ân t́nh: “Cũng như giọt nước này hoà chung với rượu, xin cho chúng con được thông phần bản tính Thiên Chúa, của Đấng đă đoái thương chia sẻ thân phận làm người với chúng con”2 .

Hằng ngày con cùng dâng thánh lễ với một cộng đoàn để tưởng nhớ và kết hiệp cùng Chúa. Xin cho con luôn ư thức rằng kỷ vật của bàn tiệc thánh, mà con tái diễn hằng ngày luôn là một giao ước mới, luôn được sống động, luôn được tưởng nhớ, mà qua đó, Chúa luôn muốn trao đến cho chúng con chính tâm t́nh của Chúa, chính con người của Chúa để ở lại trong cung thánh ḷng chúng con.

Lạy Chúa, xin cho con biết luôn quư trọng kỷ niệm mà Chúa trao gửi cho con người. Xin cho con biết ư thức mỗi khi tham dự thánh lễ. Xin ǵn giữ ḷng của con, xin đốt ngọn lửa mến yêu của hồn con, và xin cho con luôn hướng về, đón nhận kỷ vật này để t́m về gặp gỡ chính Chúa là sự sống đời đời.

 

1  Kim Vân Kiều

2  Sách Lễ Rôma - Phụng Vụ Thánh Thể (phần chuẩn bị lễ vật -  khi phó tế hoặc linh mục rót rượu và một chút nước vào chén thánh, đang khi ấy đọc thầm)