ĐH 2001.03 | Trước Ngưỡng Cửa Hôn Nhân

 

Trang chính Bao DH 2001 2001-03
.

Nhà Tôi

Phạm Đức Hạnh

 
 

Trong tiếng Việt có những kiểu nói mang nghĩa rất gần với nhau, đến mức độ có thể dùng lầm đôi khi, chẳng hạn như “căn nhà” và “nhà”.  Thực ra, hai cách nói này có những nghĩa rất khác nhau.  Đối với cách nói “cái nhà, toà nhà, hay căn nhà” th́ người nói và người nghe thường chỉ biết đến bất cứ một căn nhà nào đó.  Căn nhà đó có thể là một căn nhà lớn nhỏ, mới cũ của một người hàng xóm với ta, hoặc nhà của tôi, hay nhà của bạn và cả nhà hoang nữa.  Nói đến “căn nhà” là nói đến một h́nh thể vật chất nơi đó được dùng để che nắng, trú mưa, ngăn cản những luồng gió độc và bảo vệ con người khỏi những muông thú nguy hiểm.  Nhắc đến hai chữ “căn nhà” thường không bắt buộc người nói và người nghe phải liên hệ nó với một cá nhân cụ thể nào, nhưng thường chỉ muốn trực tiếp nói về căn nhà đó nó như thế nào mà thôi.

Chức năng của căn nhà là che chở, bảo vệ khỏi những hiểm nguy và c̣n là nơi cho con người nghỉ ngơi.  V́ tính thiết thực của nó nên căn nhà đă luôn gắn liền với đời sống con người từ muôn thủa và sẽ c̣n măi với các thế hệ sau.  Từ những ngày đầu của đời sống sinh hoạt trong xă hội nguyên thủy, con người đă gắn liền với việc t́m kiếm cho ḿnh một nơi ẩn trú những khi nắng mưa.  Khi ấy căn nhà mới chỉ là một cái hang.  Sau khi con người đă phát triển hơn th́ họ biết dựng lều mà ở thay cho hang.  Nếp sống săn bắn đă bớt dần, con người bắt đầu biết trồng trọt và chăn nuôi.  Thế nhưng chăn nuôi và trồng trọt lúc này vẫn c̣n là nếp sống du mục, nay đây mai đó, nên việc dựng lều là cách rất tiện lợi và phổ biến.  Phải đợi đến khi cuộc sống bắt đầu định cư lúc ấy con người mới biết làm nhà.  Người ta biết làm lều rồi mới biết làm nhà.  Làm lều thường đỡ tốn công và đỡ vất vả hơn.  Người ta dựng lều rồi nhổ đi hay bỏ luôn cũng không thấy tiếc.  Dựng nhà th́ phức tạp hơn, kiên cố hơn và căn nhà không chỉ là chỗ che mưa, tránh gió, chỗ nghỉ ngơi, nhưng c̣n là chỗ để dự trữ lương thực và là nơi sinh hoạt chính của gia đ́nh.

Mới đầu căn nhà thường là nhà lá, nhà tranh, rồi nhà đất, sau mới đến nhà gỗ, nhà gạch.  Khi xưa, các căn nhà rất đơn giản chỉ một tầng, nhưng rồi dần dần hai tầng và ngày hôm nay có những toà nhà cao đến trăm tầng.  Xă hội con người tiến bộ khiến giấc mơ của con người về nơi ăn chốn ở trong từng giai đoạn lịch sử cũng đổi thay.  Giấc mơ cuộc sống hạnh phúc cũng leo thang dần ở mọi nơi, Đông cũng như Tây.  Khi cuộc sống c̣n đơn sơ, kham khổ những mộng ước con người cũng rất đơn giản.  Những ước mơ đơn sơ ngày xưa ấy c̣n ẩn hiện nơi những bài hát của những cặp t́nh nhân trong ngày cưới.  Họ không mơ ǵ hơn, chỉ ước mơ “một mái nhà tranh với hai trái tim vàng.”  Đơn sơ thế thôi, nhưng ước mơ đó đă là sức mạnh khiến nhiều người, trong các thế hệ trước chúng ta, tiến đến sống chung trọn kiếp.  Một khi cuộc sống tiến bộ hơn, con người không c̣n mơ mái nhà tranh hai trái tim vàng nữa mà họ ủ cho ḿnh những giấc mơ “nhà ngói cây mít.”  Đọc lại những tác phẩm văn học thời 30-45 chúng ta vẫn bắt gặp những ước mơ này.  Tại sao lại ước mơ nhà ngói cây mít?  V́ nhà ngói th́ bền và cây mít là loài cây sống lâu.  Khấm khá hơn như cuộc sống hiện đại này, giấc mơ hạnh phúc của con người cũng chỉ quanh quẩn xung quanh cái nhà.  Rời Việt Nam qua đến xứ Mỹ này, tôi bắt gặp American dreams (Những giấc mộng Mỹ) cũng lại là những cái nhà.  Nhưng cái nhà trong xă hội đương đại và nơi đất Mỹ này đó là những cái nhà kín cổng cao tường, có tường luỹ vây quanh, có hào ngăn cách.

Đó là nói về căn nhà, cái nhà, toà nhà, nhưng nếu bỏ những tiếng đứng trước chữ “nhà” như “căn, cái hay toà” th́ nghĩa đă khác lắm rồi.  Khi nói đến “nhà” th́ người nghe và người nói thường liên tưởng đến mối tương quan giữa căn nhà và người sống trong đó.  Người ta chỉ gọi đâu đó là “nhà” khi người ta sống ở đó, cảm thấy thoải mái ở đó và người ta được tự do sinh hoạt trong căn nhà ấy.  Nếu nói một “căn nhà” th́ dù không có người ở, không phải của tôi nó vẫn là một căn nhà.  Nhưng nếu nói “nhà” th́ nơi nào đó phải là nơi tôi sống, tôi cảm thấy thoải mái, tự do, ấm cúng và là nơi tôi đi về.  Khi đến nhà một người khác, tôi không có cái tự do và thoải mái như ở nhà.  Chủ nhà muốn tôi được thoải mái thường nói “Hăy cứ tự nhiên như ở nhà cho.”

Những đặc tính chở che, tạo sự thoải mái, yên lành của căn nhà khiến cho các cách nói sinh hoạt hằng ngày của người Việt Nam cũng gắn bó với nhà cửa của họ.  Ngôn ngữ Việt Nam thật hay v́ nó đă diễn tả được trọn vẹn mối tương quan của căn nhà và người sống trong đó.  Khi một cặp vợ chồng yêu thương nhau, người này là sự b́nh an, nơi nương tựa và chỗ gởi gắm yêu đương của người kia, họ không gọi người bạn đời của họ bằng tên riêng nhưng gọi là “nhà tôi.”  Chẳng hạn một người vợ hay chồng có thể trả lời khi được hỏi: “Anh/chị ấy có nhà không?”  “Nhà tôi đi vắng rồi.”  Hay “Nhà tôi đang bận chút việc.”  Khi vợ chồng c̣n gọi nhau là nhà của nhau, ta sẽ cảm thấy đó thật là nhà và người đi xa đều muốn trở về, mong cho việc đang làm xong sớm hay thời gian qua mau và đường đi ngắn lại để rồi c̣n trở về “nhà của ḿnh.”  Nhà lúc này không chỉ là một căn nhà bằng gỗ đá nữa nhưng là một con người, nơi tôi t́m được sự yêu đương, cảm thông và nương tựa.  Nếu một cặp vợ chồng nào đó không c̣n gọi nhau là nhà của nhau nữa, mà gọi bằng một đại danh từ nào đó như “ổng” hay “bả,” người nghe có thể đoán bắt được ngay cường độ t́nh yêu trong gia đ́nh đó như thế nào.  Tệ hơn nữa, nếu không gọi là “nhà tôi” nhưng là “thằng cha ấy,” hay “con mẹ đó,” th́ đây quả là một thứ t́nh yêu thiếu máu và xanh xao, nếu không muốn nói là t́nh yêu đă thật sự trống vắng trong căn nhà đó.  Lúc đó nhà không c̣n là nhà nữa mà là “hoả ngục,” hoặc là “nhà tù” của nhau, mà chúng ta vẫn thường nghe đến quen tai.

Suy tư về những cách nói của người Việt Nam qua hai chữ “căn nhà” và “nhà” đă đẩy tôi đến một suy nghĩ rất quan trọng về hạnh phúc của các gia đ́nh.  Các gia đ́nh Việt Nam vốn không quen với hai chữ “ly dị,” nhưng ngày hôm nay, tại Việt Nam cũng như hải ngoại này đă thấy bắt đầu nhen nhúm đó đây nhiều cảnh gia đ́nh chia ĺa nhau.  Người Việt sống tại Việt Nam hay tại hải ngoại này không ít th́ nhiều sẽ bị ảnh hưởng bởi những giao động từ những cuộc đổ vỡ của các gia đ́nh chung quanh, không cùng văn hoá với ḿnh.  Nhưng nếu chỉ nói như vậy th́ ta có thể quy lỗi cho môi trường văn hoá chung quanh ta và việc t́m ra nguyên nhân hay cách pḥng ngừa có thể không nằm trong tay ḿnh, ḿnh không có trách nhiệm trong các nguyên nhân gây ra các vụ gia đ́nh đổ bể.  Nhiều người có thể cho rằng ly dị hay đổ vỡ của các gia đ́nh hôm nay là một hiện tượng của số đông, một phong trào chứ đâu tự mỗi cá nhân.  Nhưng không phải vậy.  Chúng ta phải có trách nhiệm t́m hiểu và pḥng ngừa, không thể để cho hiện tượng đẩy đưa gia đ́nh ta.  Nếu nói các gia đ́nh đổ bể là do ảnh hưởng bởi văn hoá Tây phương, vậy các gia đ́nh Tây phương đổ vỡ do ai?  Người Tây phương cũng như người Đông phương khi yêu nhau, mọi người đều muốn sống đến trọn đời.  Vậy sự đổ vỡ của các gia đ́nh Đông-Tây có nguyên nhân của nó và nguyên nhân ấy nằm ở trong ta, chứ không ở ngoài ta.

Chúng ta thử nh́n lại những ước mơ trong ḷng người Việt từ xưa đến nay xem biến thay thế nào.   Vào những thời xa xưa khi yêu nhau họ ước mơ “mái nhà tranh và hai trái tim vàng.”  Sau này, giấc mơ chỉ c̣n là “nhà ngói cây mít,” hay “nhà lầu tường cao cổng kín.”  Trong những ước mơ về hạnh phúc gia đ́nh này, tôi không thấy có trái tim vàng đi chung với nhà cửa nữa.  Tôi thấy trong cuộc sống hằng ngày, hầu như ai cũng đi kiếm cho ḿnh một sự an toàn hơn.  Đây là điều tốt v́ nó rất thực tế.  V́ nhà gạch có tường luỹ vây quanh, dĩ nhiên, an toàn tiện nghi hơn nhà tranh vách đất.  Thật sự, người viết bài này cũng không muốn ở nhà đất măi, vẫn thích ở nhà gạch đá hơn.  Nhưng điều tôi muốn đề cập ở đây là ước mơ hai trái tim vàng dường như không c̣n hiện rơ trong những ước mơ của nhiều người ngày nay nữa.

Xă hội mà con người ngày nay đang sống không lạc hậu như xưa nữa nhưng được gọi bằng những tên như một xă hội của bùng nổ thông tin, của khoa học kỹ thuật, của tiến bộ văn minh.  Những tên nghe rất “kêu,” nhưng chiếc kim compas của đời sống hạnh phúc gia đ́nh đă bị đổi chiều.  Nhiều gia đ́nh đă nhắm hướng nơi cái nhà gạch mà thôi, một cách rất vật chất.  Ước mơ của họ bị phiếm diện và t́nh yêu của họ bị đóng khung trong vật chất. Con người trở nên xa lạ, đánh mất chính ḿnh và những người thân chung quanh ḿnh.  Định nghĩa về con người không c̣n qua những giá trị tinh thần như họ là, nhưng bằng những vật chất họ sở hữu.  Tôi không c̣n nh́n người khác như một nhân vị với đày đủ tự do và lư trí như tôi, hay như một h́nh ảnh của Thiên Chúa nữa mà là nh́n họ qua vật chất.  Vật chất là sản phẩm do con người làm ra, nhưng người ta lại lấy vật chất để xác định giá trị của con người.  Nhiều người đă dùng vật chất làm định lượng sự kết thân giữa vợ với chồng, cha mẹ với con cái, bạn bè với nhau.  Thế cho nên, sự khác biệt giữa tôi và những người chung qanh xảy ra dựa trên vật chất mà tôi có.  Người nào không mang những “mác” giống tôi th́ không xứng là người của tôi, không ngang hàng với tôi.  Một người nào đó sẽ bị mang mặc cảm là không có giá trị, mặc cảm “trần truồng” khi không sở hữu những mác giống những người khác.  V́ vậy, người ta tự lấp đầy những mặc cảm trống vắng này bằng những bộ đồ mắc tiền, chiếc xe đời mới, căn nhà hạng sang và kiểu ăn tiêu thời thượng.  Con người vẫn tự hào là ḿnh sống trong thời buổi của văn minh và khoa học kỹ thuật cũng như sung túc vật chất, nhưng chính những cái con người làm ra lại đang quay lại giết chết con người.  Cuộc sống không phải do con người làm chủ nữa, nhưng chính là con người đang bị vật chất trị.

Kỹ thuật và vật chất đă vượt khỏi tầm tay của con người. Vấn nạn của thời buổi khoa học kỹ thuật là làm cho người ta chạy đuổi măi theo những tiện nghi vật chất và không bao giờ ngừng được.  Nhiều người đi làm ngày làm đêm, không c̣n giờ để giải lao, không c̣n giờ để sống vun đắp cho người thân, với mục đích là có nhiều tiền.  Họ tự nuôi hy vọng rằng khi có nhiều tiền sẽ nghỉ làm.  Nhiều người khác thường nhủ thầm trong thâm tâm rằng đi làm nhiều tiền để cho tương lai hạnh phúc thoải mái hơn; thế rồi, hằng ngày họ tự nhốt ḿnh trong những “con ngựa sắt” trên đường phố và trong những “cũi” gỗ đá do chính họ xây nên.  Nhưng đâu là tương lai, khi người ta chưa xác định được đâu là hiện tại?  Bao giờ mới là tương lai hạnh phúc, khi mà người ta chưa biết sống hạnh phúc ngay trong hiện tại?  Người ta chỉ có thể dừng được khi họ xác định được điểm sống trong hiện tại.  Một cuộc sống ảo tưởng và vô vọng!

Khoa học kỹ thuật phát triển sản xuất ra nhiều máy móc có thể giúp con người làm được rất nhiều việc vừa nhanh, sản lượng cao, chính xác, nhẹ nhàng và an toàn.  Điều này không ai phủ nhận.  Nhưng có thật sự khoa học tiên tiến và vật chất dư thừa đă làm cho cuộc sống hạnh phúc hơn xưa không?  Thực tế cuộc sống với khoa học phát triển nhưng hạnh phúc con người vẫn không khác xa, đau khổ vẫn cứ tồn tại, chiến tranh vẫn sôi lửa đỏ và hố ngăn cách giữa người và người dường như càng ngày càng tăng.  Khoa học kỹ thuật phát triển lại sinh ra nhiều sản phẩm đúng ra đời sống phải khá hơn xưa nhưng nhiều điều hoàn toàn ngược lại.  Cuộc sống thật vội vă, toàn là những cái phải nhanh, mau, lẹ không c̣n giờ để thưởng thức một cơn gió mát, hay ăn những thức ăn tươi sống do ḿnh nấu nướng, hoặc t́m hiểu người thân chung quanh hôm nay như thế nào.  Nhiều người làm nhiều tiền nhưng rồi hằng ngày vẫn phải nuốt những đồ hâm lại từ đông lạnh, uống th́ uống expresso, đến nhà hàng th́ nhà hàng fast food và đi lại bằng những phương tiện tốc hành.

Nguy hiểm nữa của đời sống vật chất tiêu thụ đang đe dọa con người và làm cho nhiều người tự động biến ḿnh trở thành những con vật, mất hết tự do, bị vật chất hóa, quảng cáo điều khiển.  Nhiều người phải mua cái này cái kia không phải v́ họ chưa có nhưng v́ quảng cáo bảo cho họ biết có một sản phẩm mới ra, trong khi đó chức năng của cái mới cũng không hơn ǵ cái cũ.  Nhiều người phải mua cái nọ cái kia không phải v́ tôi cần nhưng v́ quảng cáo bảo họ biết đang bán đại hạ giá.  Nhiều người không có chọn lựa, sống theo sự điều khiển của quảng cáo và kỹ thuật, mất tự do.  Nhiều người đă đánh mất tự do trong ḿnh và trở nên nô lệ cho các sản phẩm ḿnh làm ra.  Một h́nh thức nô lệ kiểu mới.

Tự do là món quà lớn nhất mà Thiên Chúa ban cho con người.  Sống có tự do là sống gần Thiên Chúa nhất.  Nhờ có tự do mới có thể nói con người hơn vật chất, hơn những con vật.  Không có tự do con người không thể làm chủ ḿnh được, cũng không biết ḿnh là ai và những người chung quanh là ai.  Họ trở nên xa lạ với cha, mẹ của họ, nơi họ đă được hiện hữu và nơi họ sẽ đi về.  Cuộc đời này có ư nghĩa ǵ ngoài vật chất ra, họ cũng không cần biết.  Một kiểu vô thần tân thời.  Như vậy, ngày nay người ta không vô thần v́ triết gia này triết gia nọ nói với họ, “Không có Chúa,” nhưng họ vô thần v́ sản phẩm vật chất họ làm ra bảo cho họ, “Không có Thiên Chúa.”

Như thế nguyên do không phải v́ Đông hay Tây nhưng tại trong ta.  Tại ta ước mơ lầm; tại thế giới con người đang có những định hướng lộn.  Nhiều người đă không ước mơ trái tim vàng trong đời sống hạnh phúc gia đ́nh cùng với căn nhà gạch, th́ “căn nhà gạch” sẽ không bao giờ là “nhà” mà là cũi nhốt chồng khỏi vợ, vợ khỏi chồng, cha mẹ khỏi con cái và anh chị em khỏi nhau.  Thật ngớ ngẩn nếu có ai nghĩ rằng, vậy không nên làm việc nữa, cứ ở nhà bên nhau sẽ có bánh từ trời xuống.  Tôi cũng không muốn nói mọi người phải trở về với thời mọi rợ, nhưng mỗi người có thể dùng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và vật chất sao cho không bị chúng làm chủ ta và mọi việc ta làm, cách ta sống sao cho ta và người khác nếm được hoa trái của t́nh người, t́nh gia đ́nh.  Xây dựng và vun trồng trái tim vàng vẫn là điều cần thiết hơn cả.  Có trái tim vàng người ta sẽ có thể “Tát cạn biển đông.”  Gia đ́nh và t́nh người chính là những món qùa mà Chúa ban cho con người để họ có thể nếm được hương vị Thiên đàng ngay trên đất.  Mỗi người có thể đóng góp vào việc giúp các gia đ́nh pḥng ngừa và chữa trị căn bệnh ly dị của xă hội lây lan là định hướng lại những ưu tiên trong cuộc sống, đâu là giá trị hàng đầu khiến tôi yêu người bạn đời của tôi, yêu con cái tôi hơn, làm cho tôi trở lại thành người với tất cả tự do. Mọi người đều là phần tử của gia đ́nh ḿnh, cần phải tự hỏi: Mọi việc tôi đang làm sẽ đóng góp xây dựng nền tảng hạnh phúc gia đ́nh tôi như thế nào?  Tôi và gia đ́nh tôi đang bị ảo tưởng hoặc đang bị vật chất thôi miên mọi hành động trong cuộc sống như thế nào?

Sự mơ lầm hay thờ ơ với những giá trị hàng đầu của đời sống hôn nhân, dẫn đến gia đ́nh tôi bị lung lay hay đổ vỡ, có thể là sự khéo léo biện cớ không nuôi dưỡng đời sống cầu nguyện trong tôi và gia đ́nh, sự kiếu từ những cơ hội thăng tiến làm mới lại đời sống hôn nhân mỗi ngày và không tạo cho ḿnh những cơ hội học hỏi t́m hiểu đời sống tâm lư, sinh lư và đối thoại trong gia đ́nh.  Những cơ hội tĩnh tâm, tôi có thể không tha thiết tham dự hay sẽ trở nên vô ích bao lâu tôi chưa dùng chúng để làm cho tôi yêu vợ, chồng, gia đ́nh tôi hơn và yêu Chúa hơn.  Chỉ khi nào tôi biết quư những thời gian mà gia đ́nh xum họp bên nhau và nhận ra sự hiện diện của Chúa trong nhau, tôi mới thật sự sửa đổi lại cách sống, định lại những ước mơ của đời sống gia đ́nh.  Mỗi gia đ́nh chúng ta chỉ có thể nhận ra Chúa trong nhau và yêu nhau hơn nhờ con đường cầu nguyện mà thôi.  Tôi c̣n nhớ mẹ Teresa đă từng nhắc đi nhắc lại vai tṛ quan trọng của đời sống cầu nguyện gia đ́nh trong đại hội quốc tế lần thứ chín về gia đ́nh, “Cầu nguyện có hoa trái là đức tin, đức tin có hoa trái là t́nh yêu, t́nh yêu có hoa trái là phục vụ và phục vụ có hoa trái là b́nh an.”  Và tôi nghĩ có gia đ́nh nào lại không mong muốn sự b́nh an?  Phải xây dựng lại niềm tin với Thiên Chúa thôi!  Chính sự kết thân mang tính cá vị giữa tôi với Chúa sẽ giúp tôi nh́n ra tôi và nh́n ra giá trị cao đẹp của những người chung quanh và yêu họ hơn.  Nhờ có Chúa và có những người thân trong tôi, tôi mới được làm người trở lại, sự tự do lúc này nằm trong tay tôi.  Tôi sẽ có đủ sức mạnh để thoát khỏi sức cuốn hút của vật chất tiêu thụ và kỹ thuật.

Lạy Chúa, xin cho con được làm người và quư trọng sự làm người để con mới thực sự biết yêu Chúa và yêu gia đ́nh con.  Xin cho con biết mơ ước đúng để con xây gia đ́nh con hạnh phúc và bền vững.  Xin cho con biết tận hưởng những món quà Chúa ban trong hiện tại.  Con biết rằng sống trong hiện tại là sống giống và gần Chúa hơn cả, bởi nơi Chúa không có quá khứ, cũng không có tương lai, nhưng chỉ có hiện tại mà thôi.  Amen. 

5/19/01