ĐH 2001.01 | Đồng Hành - Nơi Tập Trở Nên Một Cộng Đoàn

 

Trang chính Bao DH 2001 2001-01
.

Đồng với Hành

Đ.T.T.

 
 

Khi tôi đang mang thai đứa con đầu ḷng th́ ba tôi mất. Ba tôi mất sau khi vào nhà thương được một tuần. Tôi nhớ măi cái đêm ấy, tôi đang ngủ gà ngủ gật trên cái ghế xếp th́ cô y tá đến đánh thức tôi dậy, nói rằng nhịp tim của ba tôi yếu lắm rồi, nên gọi tất cả mọi người trong gia đ́nh lại thôi v́ không c̣n nhiều giờ nữa đâu. Tôi lật đật choàng dậy, tay vội với cái áo len trên ghế, mặc nhanh vào, rồi liền chạy ra kêu điện thoại cho các anh chị em tôi. Khi tôi trở lại pḥng bệnh th́ ba tôi vẫn nằm hôn mê trên giường, mẹ tôi vẫn đứng yên đó từ bao giờ, tay nắm tay ba tôi, mắt nhắm lại, miệng vẫn lâm râm đọc kinh, cầu mong cho ba tôi ra đi được an lành, sớm được hưởng nhan thánh Chúa.

Ba tôi đi rồi để lại cho gia đ́nh tôi nhiều thương nhớ. Một người đang sống chung với chúng tôi từ bao nhiêu năm qua, đột nhiên mang cơn bệnh rồi ra đi trong hôn mê, không biết ḿnh đi về đâu, không kịp nói một lời trối trăng hay từ giă vợ con trong những giây phút cuối của cuộc đời làm vang dội trong ḷng tôi những câu hỏi quyết liệt.

“Tôi từ đâu tới trong cuộc đời này? Sau cuộc đời này tôi sẽ đi về đâu? Tôi làm ǵ trong cuộc đời này?  hay nói rộng hơn, ư nghĩa của cuộc đời này là ǵ?”

Tôi từ đâu đến trong cuộc đời này th́ tôi không có câu trả lời cho chính tôi. Sau cái chết tôi đi về đâu, tôi cũng không biết, mù tịt. Nhưng tôi biết có câu trả lời cho câu hỏi “tôi sống cuộc đời này để làm ǵ hay nói khác hơn ư nghĩa của cuộc đời là ǵ.” Vấn đề là tôi có chịu khó đi t́m và chấp nhận đem ư nghĩa ấy vào đời sống của ḿnh hay không mà thôi.

Sau những năm tháng đi Linh Thao và sống với phong trào Đồng Hành, tôi bắt đầu hiểu được ư nghĩa của cuộc đời là ǵ và có ḷng ao ước muốn đáp trả tiếng gọi yêu thương của Thiên Chúa trong đời tôi.

Với phong trào, tôi biết được nếp sống Đồng Hành với một đời sống cầu nguyện cá nhân đều đặn, một cuộc sống thân mật với bạn hữu mà chúng tôi gọi là đời sống cộng đồng và cùng với bạn hữu chúng tôi nhận định và rảo bước theo chân Chúa trong sứ mạng tông đồ.

Nhưng cuộc đời th́ phức tạp và thay đổi không ngơi, trong khi đó chúng con chỉ là “thụ tạo” th́ làm sao mà tránh được những “nắng mưa của cuộc đời sẽ làm ḷng con chóng phai.”

Thấy tụi tui hay họp hành, bạn bè tới lui dồn dập, bác hàng xóm lớn tuổi dè dặt góp ư với tôi:

“Ngựa ở chung với nhau một chuồng th́ không có sao, chả có căi vả ǵ. C̣n con người, chỉ cần hai người chung sống một nhà thôi cũng sinh ra bao nhiêu là chuyện, huống hồ các cô các cậu chỉ là bạn bè, c̣n tụm năm tụm bẩy, không khéo th́ sinh chuyện rồi mất cả bạn lẫn bè.”

Nghe nhận xét của người lớn, sao tôi ngán quá. Vừa ngán vừa sợ v́ thấy con người ḿnh nhiều khi thua cả ... ngựa.

Tuy vậy, qua năm tháng, tôi hiểu được ơn gọi làm người Đồng Hành lớn lên qua cố gắng và qua kinh nghiệm sống của mỗi người. Xây dựng phong trào Đồng Hành bắt đầu bằng việc xây dựng con người Đồng Hành. Không có con người Đồng Hành tốt th́ không có phong trào Đồng Hành theo đúng ư nghĩa của nó.

 

Đời sống cầu nguyện:

Khi chọn ơn gọi làm người Kitô Hữu, làm con người Đồng Hành. Tôi bắt đầu có nhu cầu cầu nguyện. Tôi nhớ kinh nghiệm cầu nguyện của nhóm và chính ḿnh bắt đầu bằng cầu nguyện bột phát và lần chuỗi liên lỉ. Tụi tôi nói đùa với nhau là nhóm “chuyên trị cầu nguyện.” Họp nhóm th́ chắc như bắp là có cầu nguyện bộc phát. Không làm lúc bắt đầu th́ lúc kết thúc họp cũng làm. Trong tuần lại nhắc nhở nhau lần chuỗi.

“Anh chị Tư nhớ nhé, chớ quên lần chuỗi kẻo thiếu là ‘đứt’ chuỗi, mất thông công đó.”

Trong buổi họp, ai có chuyện ǵ cần bạn bè phụ dâng lời nguyện th́ khỏi nói, chỉ cần chia sẻ:

“Xin anh chị giúp lời nguyện cho gia đ́nh em lúc này đang bị cám dỗ nặng quá, muốn mua xe hơi đắt tiền. Chúng em bị cám dỗ nhiều lắm, cứ xốn xang như ngồi trên lửa. Không mua th́ sợ nó hết sale, cũng bớt được hai ngh́n rưởi, mà mua th́ sợ không biết sống đức khó nghèo. Vậy xin góp lời cầu nguyện cho chúng em thêm sáng suốt, biết đâu là sống khôn ngoan theo ư Chúa.”

Chỉ cần vậy thôi, chúng tôi ra sức cầu nguyện cho gia đ́nh của bạn ḿnh t́m ra ư Chúa. Đôi khi c̣n lần chuỗi cho đến khi bạn bè nhận ra ư Chúa th́ nhất định mới thôi. Cái không khí và nếp sống này tốt cho những người trong nhóm v́ có cầu nguyện nhiều, anh chị em xây đắp ḷng tin tưởng và tương trợ lẫn nhau. Đi họp về thấy b́nh an lắm.

Rồi đến một ngày có người tự dưng đặt câu hỏi là:

“Chúa toàn năng, thông suốt mọi việc trên trời dưới đất, quá khứ, hiện tại, tương lai và ngay cả chuyện thầm kín trong ḷng con người. Ḿnh không cầu xin Chúa cũng biết. Vậy tụi ḿnh cứ xin hoài không biết Chúa có 'nhức đầu' không há?”

Câu hỏi có vẻ nửa đùa nửa thật nhưng làm chúng tôi đặt vấn đề lại cách cầu nguyện của nhóm ḿnh. Cũng bắt chước Đức Mẹ đem vào ḷng, suy nghĩ và cầu nguyện. Đến ngày hôm nay, sau bao nhiêu chặng đường, sau bao nhiêu chia sẻ, sau bao nhiêu khóa Linh Thao, nhóm tôi hiểu khá hơn một chút về sự cầu nguyện. Cầu nguyện không phải chỉ là cầu xin ơn mà thôi, nhưng c̣n là một trạng thái lặng nghe tiếng Chúa gửi đến cho mỗi người và con người sống đáp trả tiếng kêu mời ấy trong đời sống mỗi ngày của ḿnh. Có người diễn nôm là “lắng nghe tiếng Chúa nói, chứ không phải là nói cho Chúa nghe!”  Bởi vậy chúng tôi vẫn lần chuỗi, vẫn cầu nguyện bôc phát nhưng hiểu là để nghe tiếng Chúa thôi. Tiếng Chúa nói, tôi khó nghe được v́ chung quanh tôi ồn ạ quá đỗi, tiếng gọi của lo toan cho một đời sống khá giả hơn, nỗi lo mất việc, ưu tư về bệnh hoạn đôi khi mạnh mẽ đến độ có thể lấn át tiếng Chúa nói trong ḷng tôi.  

Tôi cần có một đời sống cầu nguyện để có thể sống thân mật với Thiên Chúa. Cầu nguyện không chỉ gói ghém trong việc đọc kinh xem lễ, nhưng qua đó tôi ao ước được tâm t́nh với Thiên Chúa và lắng nghe được những ǵ Chúa muốn thầm th́ với tôi. Đời sống cầu nguyện đem con người đến gần Thiên Chúa và giống được phần nào tâm t́nh của Ngài. Khi mỗi người trong nhóm có đời sống cầu nguyện th́ đời sống nhóm vui hơn không phải v́ nhóm không có vấn đề, nhưng vui v́ có sự thông cảm sâu xa hơn trong Chúa KiTô và có thể chấp nhận những khác biệt của nhau dễ dàng hơn.

 

Đời sống cộng đồng:

Tôi không sống một ḿnh trong xă hội, nhưng c̣n có gia đ́nh và bạn bè. Với họ tôi chia sẻ ước mơ và lư tưởng. Thủa ban đầu khi chưa hiểu được lư tưởng th́ chia sẻ nhau ước mơ. Nhiều người th́ nhiều mơ ước khác nhau. V́ chúng tôi gặp nhau trong khóa Linh Thao nên ai cũng muốn duy tŕ cái tâm t́nh gặp Chúa hay kéo dài cái tâm t́nh êm đềm của những ngày Linh Thao trong đời sống hằng ngày. Niềm mong ước này thôi thúc chúng tôi họp thành nhóm, hai tuần gặp nhau một lần để chia sẻ Phúc Âm, chia sẻ lời Chúa. Lâu lâu lại kéo nhau đi chơi, đẫn nhau đi câu, tổ chức picnic, v.v... vậy cũng vui rồi.

Khi gặp gỡ nhau trong nhóm, t́nh bạn của chúng tôi thay đổi, từ xa lạ, ngượng ngùng qua thời gian chuyển qua thân mật và tin tưởng nhau. Nhưng đời sống nhóm cũng qua nhiều giai đoạn thăng trầm, lúc vui vẻ nhộn nhịp v́ nhóm đông người lắm, lúc hăng hái v́ cùng nhau nào là tập hát để đi hát lễ đám cưới lấy tiền giúp trẻ em nghèo ỏ Việt Nam. Và rồi cũng có lúc eo xèo ủ dột...

Sau giai đọan gặp gỡ là giai đoạn đám cưới, anh Cam lấy chị Quít, Chị Soài sang ngang với anh Mận, anh Hai xây tổ uyên ương với chị Ba. Xong xuôi, chắc bận bụi chuyện gia đ́nh con cái hay v́ những ưu tiên trong cuộc sống đă thay đổi, nên anh Cam cũng vắng mà chị Soài cũng không thấy đâu. Những người c̣n lại tiếp tục họp với nhau. Không khí có lẽ không nhộn nhịp v́ đông đảo người nhưng vẫn vui v́ nhóm bắt đầu có t́nh thân đậm đà hơn.

Đời sống đâu phải là lúc nào cũng dễ dàng thênh thang như xa lộ Hoa Kỳ nên có giai đoạn anh Hai và chị Ba, không biết có chuyện ǵ mà cơm không lành canh không ngọt, căi vả nhau như cơm bữa. Chịu cái không khí căng thẳng không xong, anh Hai chị Ba muốn đưa nhau ra ṭa ly dị cho rảnh nợ nhau. Nhóm th́ chuyên trị cầu nguyện chứ đâu đó kinh nghiệm về mấy cái chuyện nhức đầu này nên cũng bỡ ngỡ và hoang mang, tự hỏi chúng tôi giúp được ǵ cho nhau đây. Cái chúng tôi có thể cho nhau là t́nh thương, biểu lộ qua sự hiện diện và kiên nhẫn. Tôi nhớ đến những đêm đă khuya lắm, trời mùa đông tuyết rơi ngập đường lạnh buốt, mà trong nhà chúng tôi vẫn ngồi đó nghe anh chị khóc lóc, than thở, trách móc nhau. Không khí thật là căng thẳng, khó chịu lắm nhưng chỉ biết ngồi với nhau để nghe những khó khăn của bạn bè thôi. Khi qua kinh nghiệm này, mặc dù la một kinh nghiệm khó khăn, nhưng cho chúng tôi có cơ hội để xích lại gần nhau hơn, tin tưởng nhau để có thể bọc lộ tâm t́nh cho nhau, kiên nhẫn với nhau để có thể kiên tŕ đi với nhau trong lúc khó khăn. Từ đó chúng tôi hiểu được kinh nghiệm của đời sống cộng đồng, ở đó tôi có thể tập mở cánh của đời sống cá nhân để chia sẻ với các bạn, đồng thời cũng chấp nhân sự ảnh hưởng của họ trong đời sống đức tin của tôi.

Nhóm không phải là tập hợp của những người tốt đẹp, thánh thiện và hoàn toàn. Khi trong ḷng của mỗi người đều có cỏ lùng và lúa tốt th́ ai ai cũng không hoàn toàn tốt đẹp nhưng cũng hoàn toàn xấu xa cả. Nhóm là tập hợp của những người lữ hành với những khả năng và khuyết điểm tự nhiên để đi trên con đường hy vọng.

Anh Vui góa vợ được mấy năm. Anh sống thân phận gà trống nuôi con. Anh lo làm ăn đầu tắt mặt tối để nuôi bốn đứa. Năm nay thằng con lớn nổi hứng theo bạn bè xấu, gia nhập băng đảng, đi cướp tiền, bị cảnh sát bắt, rồi ra ṭa đi tù. Anh Vui buồn quá, vui hết nổi. Mất tinh thần, anh đi làm không có được việc, hăng cho nghỉ việc, anh càng lo hơn nữa. Về nhà anh gắt gỏng con cái hơn cơm bữa, nhiều hôm chúng tôi ghé sang thăm, mấy đứa nhỏ nói:

“Có cô chú sang chơi, tụi con mừng quá. Lúc nào bố tụi cháu cũng mắng mỏ hoài, sợ quá!”

Anh Vui buồn quá, anh than trách đủ thứ, thậm chí có lúc anh cũng trách bố mẹ anh đặt tên cho anh là Vui mà đời anh chỉ toàn là chuyện buồn. Sự hiện diện, đi lại của các bạn trong nhóm không giúp ǵ cho anh được hơn. Thời gian sau, anh viết e-mail từ giă nhóm:

“Bây giờ ḿnh nhiều vấn đề qúa, không có đầu óc nào đi chia sẻ được. Hy vọng lúc nào cuộc sống khá hơn, bớt sóng gió và b́nh an th́ ḿnh sẽ đi họp nhóm lại.”

Đọc thư tôi cảm thấy bất lực trước những tảng đá của cuộc đời, thấy được những giới hạn của nhóm. Tôi thông cảm hoàn cảnh khó khăn của anh. Cạnh đó tôi tự hỏi nhóm có phải là nơi gặp gỡ của những người có hoàn cảnh sung sướng, gia đ́nh b́nh an, cuộc sống thành công hay nhóm là một nơi chúng tôi có thể chia sớt những khó khăn của cuộc sống. Nếu nhóm là một cộng đồng ở đó chúng ta xây dựng t́nh anh chị em với tất cả những niềm vui và nỗi đau th́ chúng tôi cũng ao ước anh Vui cũng có thể sống với nhóm qua những lúc b́nh an và cùng lê gót với anh trên con đường chông gai. Đời sống một cộng đồng chỉ thật sự có ư nghĩa khi chúng tôi có can đảm dấn bước bên nhau trong lúc nắng mưa của cuộc đời hôm nay.

Bởi vậy, nếp sống Đồng Hành là một nếp sống cộng đồng, chúng tôi cần tập sống chung với nhau rất nhiều trong đời sống nhóm, mặc dù với những giới hạn “kinh niên” của thân phận con người, chúng tôi vẫn mong có thể đi với nhau để giúp nhau sống trọn vẹn cái ư nghĩa của cuộc đời ḿnh. Phải chăng cái ư nghĩa ấy chỉ có được khi ḿnh chấp nhận ra khỏi thân phận của chính ḿnh để hướng tới những ǵ cao đẹp hơn, để rồi “cho tâm hồn dù trong mưa gió, măi măi b́nh yên, măi măi b́nh yên...”

 

Đời sống tông đồ:

Nhóm chúng tôi cũng làm việc tông đồ. Công việc là gửi tiền về Việt Nam giúp trẻ em nghèo đi học. Các nhóm khác trong thành phố th́  đi giúp giáo xứ, có nhóm đi thăm tù, có các anh chị đi dạy Giáo Lư, lại có nhóm lo tổ chức Linh Thao. Trong giai đoạn đầu th́ nhóm hăng hái lắm. Thấy đâu có nhu cầu là hăng hái, xắng tay áo, nhẩy vào làm ngay, không nề hà. Làm việc chung với nhau vui lắm v́ có dịp gặp gỡ nhau và cảm thấy ḿnh có ích cho cộng đồng.

Thời gian qua đi th́ số người làm việc dần dần vơi đi, người bận gia đ́nh, người lo đi làm bảo lănh gia đ́nh từ Việt Nam, người có ưu tiên khác trong cuộc sống. Hoàn cảnh sống thay đổi nên chúng tôi cũng không có điều kiện sinh hoạt lâu dài với nhau. Ngoài hoàn cảnh đời sống, nhiều anh chị em cũng có những bất đồng ư kiến, không giải quyết được nên cũng ... ra đi.

Cũng từ đó nhừng người ở lại bắt đầu thấy gánh nặng càng ngày càng nặng.  Đôi khi lại có chuyện giận dồi nhau v́ thấy ḿnh vất vả, chạy việc không xong mà bạn bè không phụ một tay, trông “chúng nó” có vẻ  “ơ hờ” việc nhà Chúa quá đỗi. Có người th́ giận dỗi, có ngưỡi th́ tủi thân, thấm thía hát câu “Chúa hăy cho con luôn luôn t́m t́m Chúa, những lúc ưu phiền niềm tin xa vắng” để tự an ủi những lúc u sầu.

Trong giai đoạn đầu nhóm đi làm tông đồ như đi làm việc thiện nguyện, đi v́ ḷng thương tự nhiên, ḷng tốt của mỗi người. Thấy giáo xứ cần người giúp th́ nhẩy vào giúp, không cần phải đắng đo, coi như bổn phận của người công giáo rồi, chả có ǵ phải thắc mắc. Lúc hăng hái chuyện ǵ cũng nhận, lúc mệt mỏi cũng không dám bỏ v́ sợ thiếu trách nhiệm.

Sau khóa nhận định sứ mạng với cha Thành, anh chị em chúng tôi mới biết nên làm viêc tông đồ như thế nào. Qua đời sống cầu nguyện chúng tôi biết nhạy cảm với những nhu cầu tông đồ, có thể nói một cách khác là biết nghe những tiếng kêu của những con người hay những nhu cầu bên cạnh đời sống ḿnh, chung quanh ḿnh. Nhận định này thường đi xa hơn cái ḷng thương hại hay ḷng tốt b́nh thường của con người. Nhận diện tiếng kêu ở đây c̣n là sự nhận diện tiếng gọi của Chúa qua người đang thiếu thốn hay đau khổ. Biết đặt ḿnh vào trong hoàn cảnh thiếu thốn của anh em, cảm được nỗi khó khăn và ao ước đi đến với họ, không những v́ họ mà c̣n là anh chị em vói ḿnh trong Chúa KiTô.

Nhu cầu lúc nào cũng nhiều. Nên cha khuyên chúng tôi nên cùng các bạn trong nhóm, sắp đặt những nhu cầu theo thứ tự ưu tiên để nhận định đâu là nhu cầu cấp bách nhất và đâu là khả năng của chính ḿnh và nhóm ḿnh. Đem những ưu tư này vào nhừng giờ cầu nguyện để lắng nghe tiếng Chúa đang kêu mời chính ḿnh và nhóm ḿnh ở đâu. Đâu là việc tông đồ cá nhân, đâu là việc tông đồ của nhóm và trong hoàn cảnh sống của tôi, của gia đ́nh tôi, của nhóm tôi, chúng có thể làm được ǵ cho sáng danh Chúa hơn.

Khi đi qua những bước nhận định cho chính ḿnh, tôi cảm thấy an tâm trong đời sống tông đồ của ḿnh. Vợ chồng tôi thấy gần gũi với việc dạy giáo lư cho các em ở họ đạo; từ đó, chiều thứ bẩy nào tôi cũng ở nhà coi con, chồng đi dạy. Ở nhà vắng chồng, nhưng tôi vẫn b́nh an v́ cảm thấy được trở nên một với chồng trong việc tông đồ cho dù không ra ngoài đến nửa bước.

Là người đă chọn đời sống gia đ́nh, chúng tôi nghe như tiếng Chúa mời gọi tôi làm việc tông đồ đầu tiên với gia đ́nh chúng tôi, để cho những người gần tôi nhất thấy được sự hiện diện của Chúa trong cuộc đời này. Tôi cảm thấy không b́nh an chút nào khi chỉ đem t́nh thương, ḷng trung thành, nhân từ, nhẫn nại, khiêm cung đối với người ngoài mà lại thờ ơ với chồng con. Tôi cũng không cảm thấy b́nh an khi làm trọn vẹn những bổn phận tông đồ mà lại thiếu sót bổn phận với gia đ́nh.

Đời sống tông đồ thôi thúc tôi ra đi khỏi cuộc sống êm ấm, hưởng thụ cho dù là những ấm êm, thụ hưởng thiêng liêng. Tôi chỉ cần lo cho đời sống đạo đức cá nhân cho đầy đủ, siêng năng đọc kinh cầu nguyện thật sốt sắng, giữ lễ chủ nhật và các ngày lễ trọng, một năm xưng tội ít nhất là một lần nhất là trong mùa Phục Sinh như đă ghi chép rành rành trong kinh bổn ... để sau này, khi chết, chỉ cần bước qua cửa luyện ngục là được lên thẳng thiêng đàng, chiêm ngắm dung nhan Thiên Chúa, hưởng phúc đời đời, vui sướng không ngơi.

Trong khi đi t́m ư nghĩa của đời sống, tôi khám phá được gía trị của t́nh yêu, nhận ra ơn gọi của chính ḿnh. Tất cả những biến cố trong cuộc đời đều có một ư nghĩa và tôi là người đi t́m ư nghĩa đó như đi t́m hạnh phúc cho cuộc đời ḿnh. Hạnh phúc đi giống như viên ngọc qúy chôn sâu trong thửa ruộng, phải nỗ lực đi t́m mới thấy được. Tôi đi t́m một cách đơn sơ bằng con người tự nhiên của ḿnh th́ Chúa dẫn chúng tôi ra khỏi con người của ḿnh. Qua việc cầu nguyện như là “xin xỏ” th́ Chúa dạy tôi biết lắng nghe tiếng nói của người. Khi chúng tôi tụ nhau họp nhau lại thành nhóm để chia sẻ lời Chúa th́ Chúa lại dạy chúng tôi chia sẻ cuộc sống, tâm tư và ước mơ của nhau, để cuộc sống người này là chứng nhân cho người kia. Khi chúng tôi ra đi làm việc tông đồ bằng sự nhạy cảm tự nhiên th́ Chúa dạy chúng tôi biết sống khiêm nhường với nhau, biết thương cảm sâu xa người anh chị em trong Chúa KiTô để có những bước chân bền vững trên con đường sứ mạng.